Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là gì? Tác phẩm này có được bảo hộ quyền tác giả hay không? Nếu có thì trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải đáp ứng những điều kiện gì? Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị định 17/2023/NĐ-CP;
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009;
- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022
2. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là gì?
Theo khoản 8 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, quy định về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như sau:
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
3. Điều kiện của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả
Căn cứ Điều 43 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu về tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan
…
6. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bản sao tác phẩm phải được thể hiện rõ ràng trên khổ giấy A4 thể hiện đúng bố cục, đường nét, màu sắc, hình khối của toàn bộ tác phẩm;
b) Trường hợp tác phẩm có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt; có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập;
c) Tác phẩm có nội dung liên quan tới y khoa, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành, đặc thù khác cần có văn bản, giấy tờ xác nhận, thẩm định, phê duyệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
…
Theo đó, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả phải đáp ứng các yêu cầu sau:
(i) Bản sao tác phẩm phải được thể hiện rõ ràng trên khổ giấy A4 thể hiện đúng bố cục, đường nét, màu sắc, hình khối của toàn bộ tác phẩm;
(ii) Trường hợp tác phẩm có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt; có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập;
(iii) Tác phẩm có nội dung liên quan tới y khoa, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành, đặc thù khác cần có văn bản, giấy tờ xác nhận, thẩm định, phê duyệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền.