Xã hội càng phát triển khiến quan niệm về hôn nhân và gia đình thoải mái hơn. Tình trạng chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ngày càng phổ biến. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý độc giả đọc bài viết dưới đây của Luật Triệu Phúc.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
– Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3 tháng 1 năm 2021 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội “Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình”.
1. Khái niệm chung sống như vợ chồng
Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”.
Như vậy, quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ klhi hai bên nam nữ đã thực hiện thủ tục và có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Do đó, việc hai bên nam nữ không đăng ký kết hôn mà tổ chức sống chung, coi nhau như vợ chồng gọi là chung sống như vợ chồng.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có đưa ra định nghĩa tại khoản 7 Điều 3 như sau: “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.”.
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về sống chung được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
2. Hậu quả của việc nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
2.1. Về quan hệ hôn nhân
Căn cứ theo Hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP,.không phải trong mọi trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng.đều không được pháp luật công nhận, cụ thể như sau:
– Trường hợp 1: quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn:
-
- Quan hệ của họ vẫn được pháp luật thừa nhận là vợ chồng ngay từ thời điểm họ chung sống với nhau đó.
- Nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và giải quyết theo quy định.
– Trường hợp 2: nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn, thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn 02 năm (kể từ ngày 01/01/2001 – 01/01/ 2003). Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.
-
- Trong thời hạn này mà không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
- Đăng ký kết hôn trong thời hạn từ 01/01/2001 đến 01/01/2003 thì quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế.
- Đăng ký kết hôn từ sau ngày 01/01/2003 thì quan hệ vợ chồng được công nhận là đã xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn
– Trường hợp 3: quan hệ sống chung như vợ chồng của nam nữ bắt đầu từ thời điểm ngày 1/1/2001 đến nay mà không có đăng ký kết hôn:
-
- Không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
- Nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng.
- Nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Toà án giải quyết theo thủ tục chung.
2.2. Về quan hệ tài sản
– Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
2.3. Về quyền, nghĩa vụ đối với con
Dù không được pháp luật thừa nhận về quan hệ hôn nhân.nhưng quan hệ giữa cha, mẹ với con cái.vẫn luôn được pháp luật bảo vệ. Do đó, đối với nam nữ sống chung với nhau.mà không đăng ký kết hôn.cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến các quyền.cũng như trách nhiệm của họ đối với các con của mình. Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng.và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
“Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về giải quyết hậu quả.của việc nam, nữ chung sống với nhau.như vợ chồng.mà không đăng ký kết hôn. Luật Triệu Phúc hân hạnh được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề.pháp lý.
Rất mong.nhận được.sự hợp tác!
Trân trọng./.
—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——