Không tố giác tội phạm có phạm tội không?

Một người khi biết hành vi phạm tội không không tố giác thì có phạm tội không? Câu trả lời là có. Người đó hoàn toàn có thể đã phạm tội không tố giác tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Không tố giác tội phạm

1. Tội không tố giác tội phạm là gì?

Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc không tố giác tội phạm như sau:

“Điều 19. Không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”

Như vậy hành vi che giấu tội phạm là việc một người biết rõ tội phạm đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác tội phạm.

Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội không tố giác tội phạm và hình phạt của tội này như sau:

“Điều 390. Tội không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.”

2. Các yêu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm

2.1. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tại khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 quy định những đối tượng sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Tuy nhiên họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu người phạm tội đã phạm vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng như nêu ở trên.

Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành vi can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành vi can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

2.3. Khách thể của tội phạm

Hành vi không tố giác tội phạm xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội.

2.4. Mặt khách quan của tội phạm:

Có hành vi (không hành động) không báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc một tội phạm đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã được thực hiện xong mà mình biết rõ.

Tội phạm đang chuẩn bị: Là trường hợp người phạm tội đang tiến hành tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm.

Tội phạm đang thực hiện: Là trường hợp người phạm tội đang thực hiện các hành vi phạm tội mà chưa hoàn thành tội phạm đó (tức tội phạm đã hoàn thành).

Tội phạm đã được thực hiện là trường hợp người phạm tội đã thực hiện xong những hành vi cấu thành của một tội phạm cụ thể.

Không phải trong mọi trường hợp, việc không hành động của một người đều cấu thành và bị bị xem xét trách nhiệm hình sự ở tội danh không tố giác tội phạm theo Điều 390 Bộ luật hình sự. Chỉ cấu thành tội danh khi thỏa mãn đồng thời các yếu tố sau:

– Biết rõ tội phạm đang diễn ra: là việc hoàn toàn có cơ sở để xác định rằng có tội phạm nếu không ngăn chặn kịp thời thì sẽ gây ra các hậu quả trên thực tế. Trong trường hợp biết rõ và có điều kiện để thực hiện hành động tố giác tội phạm mà không tố giác thì mới bị truy cứu TNHS. Còn nếu một người sau khi nắm bắt chắc chắn thông tin hoặc có căn cứ xác đáng tội phạm đang diễn ra nhưng không có điều kiện, cơ hội.. để tố giác thì hành vi của họ cũng không đủ yếu tố cấu thành tội danh tại Điều 390.

2.2. Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạmLỗi cố ý

Người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi của của mình và hoàn toàn mong muốn hành vi không tố giác ấy xảy ra

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về tội không tố giác tội phạm . Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất.mong.nhận.được.sự.hợp.tác!
Trân.trọng./.
—— Bộ.phận..vấn.pháp.luật – Công.ty.Luật.TNHH.Triệu.Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *