Kinh doanh dịch vụ kế toán- Quy đinh pháp luật

Nhu cầu thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán ngày càng lớn. Tuy nhiên nhiều người chưa nắm được các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ này. Sau đây Công ty Luật Triệu Phúc xin được cung cấp thông tin như sau:

quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ kế toán1. Căn cứ pháp lý

  • Luật kế toán năm 2015

2. Loại hình doanh nghiệp được kinh doanh về dịch vụ kế toán.

Doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ này là các loại hình doanh nghiệp sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân.

3. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp giấy chứng nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Có GCN đăng kí doanh nghiệp, GCN đăng kí đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định pháp luật.

– Có ít nhất hai thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề.

– Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề.

– Bảo đảm tỉ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên là tổ chức theo quy định của Chính phủ.

b) Công ty hợp danh được cấp giấy chứng nhận khi có đủ các điều kiện sau:

– Có GCN đăng kí doanh nghiệp, GCN đăng kí đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định pháp luật.

– Có ít nhất hai thành viên hợp danh là kế toán viên hành nghề.

– Người đại diện theo pháp luật, giám đốc/tổng giám đốc của công ty phải là kế toán viên hành nghề.

c) Doanh nghiệp tư nhân được cấp giấy chứng nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Có GCN đăng ký doanh nghiệp, GCN đăng kí đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định pháp luật.

– Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề;

– Chủ doanh nghiệp tư nhân là kế toán viên hành nghề và đồng thời là giám đốc.

d) Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh nước ngoài tại Việt Nam được cấp giấy chứng nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ này theo quy định pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính.

– Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề, trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh.

– Giám đốc/Tổng giám đốc chi nhánh không được đồng thời giữ chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

– Doanh nghiệp phải có văn bản gửi Bộ tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

Hồ sơ  gồm các loại văn bản sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

– Bản sao GCN đăng kí doanh nghiệp, GCN đăng kí đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.

– Bản sao giấy chứng nhận đăng kí hành nghề dịch vụ kế toán của kế toán viên hành nghề.

– Hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán của các kế toán viên hành nghề.

– Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Điều lệ công ty đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Văn bản cam kết chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nước ngoài. Giấy tờ chứng nhận được phép kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp nước ngoài đối với chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ tài chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp giấy thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về kinh doanh dịch vụ kế toán. Luật Triệu Phúc hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *