Hợp đồng dân sự là loại hợp đồng vô cùng phổ biến. Các vấn đề về hợp đồng dân sự được pháp luật quy định rõ ràng. Trong bài viết này cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu về quy định thỏa thuận chấm dứt hợp đồng dân sự.
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
2. Chấm dứt hợp đồng là gì?
Theo bộ luật dân sự mới nhất thì không định nghĩa về chấm dứt hợp đồng dân sự.
Thông qua các trường hợp chấm dứt hợp đồng, hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng thì ta có thể hiểu chấm dứt hợp đồng là gì.
Theo đó, chấm dứt hợp đồng có thể hiểu là kết thúc việc thực hiện hợp đồng, làm cho quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng dừng lại.
Bên có nghĩa vụ không còn trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và bên có quyền không thể bắt buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng được nữa.
Sau khi chấm dứt hợp đồng, các bên không còn bị ràng buộc trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng nữa.
Vì vậy, việc chấm dứt hợp đồng phải công khai để các bên biết và dừng thực hiện hợp đồng.
2. Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng được quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 trường hợp chấm dứt hợp đồng:
2. Theo thỏa thuận của các bên.
Theo đó, các bên trong hợp đồng có thể chấm dứt hợp đồng bất kì lúc nào nếu các bên đều đồng ý việc chấm dứt hợp đồng này.
Hợp đồng được coi là chấm dứt từ thời điểm các bên đạt được thỏa thuận chấm dứt.
Khi chấm dứt hợp đồng theo cách này thì không cần quan tâm nhiều đến thời hạn hợp đồng.
Thay vào đó, chấm dứt hợp đồng cũng sẽ làm chấm dứt mối liên quan giữa quyền và nghĩa vụ của các bên nên các bên cần quan tâm quyền và nghĩa vụ của mỗi bên theo hợp đồng đã thực hiện đến mức nào, có thiệt hại xảy ra không, tổng kết kết quả thực hiện và thanh toán các chi phí.
Khi các bên đã đạt được sự thỏa thuận đồng nghĩa các bên đã được biết về việc hợp đồng chấm dứt rồi.
3. Các trường hợp thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
Có thể tại một sự kiện xảy ra khiến các bên không thể thực hiện hợp đồng, hoặc do mong muốn của một bên không muốn thực hiện nữa mà bên kia cũng chấp nhận.
Chỉ cần các bên đạt được thỏa thuận thì có thể chấm dứt bất cứ khi nào họ muốn.
Cụ thể, do một số trường hợp như:
-
Có sự kiện phát sinh mà một trong bên không có khả năng để thực hiện hợp đồng nữa.
Nếu bên còn lại đồng ý thì các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
Trong thực tế, thời gian thực hiện hợp đồng thường không ngắn, có rất nhiều các tình huống phát sinh ảnh hướng đến một bên chủ thể (đời sống cá nhân,…)
Ví dụ như một bên bị tai nạn không thực hiện nghĩa vụ được, một bên phải đi xa xử lý việc cá nhân,…
Thì họ có thể thỏa thuận chấm dứt trước thời hạn.
Nếu bên kia đồng ý thì chấm dứt hợp đồng.
Nếu không, hợp đồng vẫn phải tiếp tục, nếu một bên tự ý dừng thực hiện sẽ phải bồi thường thiệt hại theo hợp đồng.
-
Việc thực hiện hợp đồng sẽ gây ra tổn thất lớn về vật chất cho một hoặc cả hai bên.
Khi giao kết hợp đồng dân sự, các bên hướng tới kết quả đạt được và không thể kiểm soát hết được các tình huống phát sinh khi thực hiện.
Vì vậy, trong quá trình thực hiện nghĩa vụ, do thị trường thay đổi, thời tiết, công việc của bên có quyền lợi thay đổi mà cái nghĩa vụ đó không còn cần thiết nữa, tổn thất đến tài sản bị tác động,…
Ví dụ như bên có quyền đi du lịch không cần hưởng quyền nữa, dọn đất sau mùa thu hoạch nhưng phát hiện gốc cây thừa giúp trồng cây khác tốt nên không cần dọn nữa,…
Khi đó, bên có lợi ích có thể thỏa thuận với bên có nghĩa vụ chấm dứt hợp đồng.
-
Nếu một trong các bên không muốn thực hiện hợp đồng thì có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng.
Nếu có bên không muốn thực hiện nghĩa vụ hoặc không muốn hưởng quyền nữa thì có thể thỏa thuận với bên còn lại.
Chỉ cần cả hai bên đều đạt thành thỏa thuận thì có thể chấm dứt trước thời hạn.
Việc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng phải có sự thống nhất của cả hai bên.
Nếu một trong các bên không chấp nhận chấm dứt hợp đồng thì các bên vẫn phải thực hiện hợp đồng theo nghĩa vụ đã ghi nhận trong hợp đồng.
Nếu sự kiện phát sinh đó thuộc trường hợp bất khả kháng, vi phạm hợp đồng thì bên muốn chấm dứt hợp đồng có thể dựa theo căn cứ khác để hoãn thực hiện hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng, hủy hợp đồng,…