Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định của BLHS 2015

Một người hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì phạm tội gì? Cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác

1. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là gì?

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản gồm có 02 hành vi là hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, cụ thể:

  • Hủy hoại tài sản là hành vi cố ý phá hủy, làm mất đi giá trị hoàn toàn của tài sản, khiến tài sản không thể sử dụng được nữa. Ví dụ: đốt nhà của người khác. 
  • Cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi cố ý gây ra thiệt hại, khiến tài sản mất đi một phần giá trị hoặc chức năng, nhưng tài sản vẫn có thể sử dụng được hoặc sửa chữa để phục hồi. Ví dụ: Vẽ bậy, tạt sơn vào xe của người khác. 

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự) như sau: 

“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

2. Khung hình phạt tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Tội hủy hoại tài sản theo Điều 178 Bộ luật Hình sự quy định 04 khung hình phạt với các mức phạt tù và tiền khác nhau tùy theo hành vi phạm tội và giá trị tài sản bị hủy hoại. Để tìm hiểu rõ hơn về từng khung phạt tù, phạt tiền đối với tội phạm này, mời các bạn xem trong bảng sau: 

Khung

Mức hình phạt

Hành vi 

Khung 1

Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Khung 2

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 4

Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3. Dấu hiệu pháp lý

3.1. Chủ thể

Người phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản phải là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật Hình sự và có độ tuổi theo Điều 12 Bộ luật Hình sự như sau:

Từ đủ 16 tuổi trở lên đối với mọi hành vi hủy hoại tài sản của người khác hoặc

Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi đối với các trường hợp cố ý hủy hoại tài sản rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng sau:

  • Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng mà có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm. 
  • Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3.2. Khách thể

Tội phạm này xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của chủ sở hữu tài sản, làm tổn hại hoặc làm mất giá trị của tài sản đó.

3.3. Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội hủy hoại tài sản người khác được thể hiện qua các hành vi như 

phá hoại, làm hư hỏng, hoặc tiêu hủy tài sản của người khác. Hành vi này có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như đốt cháy, đập phá, vẽ bậy, hoặc sử dụng các chất nguy hiểm gây hư hỏng tài sản.

Hành vi này phải gây ra thiệt hại thực tế cho tài sản, bao gồm mất mát hoặc hư hỏng tài sản. Theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự, mức độ thiệt hại phải từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp đặc biệt 

Hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại cho tài sản đó.

3.4. Mặt chủ quan

Lỗi trong tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho tài sản của người khác nhưng vẫn thực hiện hành vi đó với mong muốn hoặc chấp nhận hậu quả xảy ra.

4. So sánh tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong bộ luật hình sự 2015 mới so với năm 1999

Dưới đây là bảng so sánh quy định về tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trong Bộ luật Hình sự 2015 mới nhất và Bộ luật Hình sự 1999:

Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999

Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015

Định nghĩa

Là hành vi cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác.

Giá trị tài sản

Tội phạm được định danh khi giá trị tài sản bị thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên.

Tài sản bị thiệt hại

Bao gồm mọi loại tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức, nhà nước.

Hành vi tái phạm

Hành vi tái phạm sau khi đã bị xử lý hành chính hoặc kết án vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng

Nếu tài sản dưới 2 triệu đồng, hành vi vẫn bị truy cứu trách nhiệm nếu “gây hậu quả nghiêm trọng”. Bỏ tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tình tiết định tội bổ sung

Không có các tình tiết bổ sung. Bổ sung các tình tiết: gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, tài sản là phương tiện kiếm sống chính, tài sản là di vật, cổ vật.

Bảo vật quốc gia

Không có quy định cụ thể. Thêm quy định về tài sản là bảo vật quốc gia với khung hình phạt nghiêm khắc hơn.

Chất gây cháy nổ

Quy định “dùng chất nổ, chất cháy”. Sửa đổi thành “dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ” để mở rộng phạm vi chất dễ cháy nổ được bao quát.

Khung hình phạt

Thiệt hại về tài sản được định khung dựa trên giá trị và hậu quả gây ra. Cụ thể hóa mức thiệt hại bằng chính giá trị tài sản để định khung hình phạt.

Hậu quả về sức khỏe, tính mạng

Được xem xét kết hợp với hậu quả nghiêm trọng để định khung hình phạt. Thiệt hại sức khỏe, tính mạng có thể bị xử lý thêm theo các tội danh khác ngoài tội hủy hoại tài sản.

Bảng trên thể hiện các điểm khác biệt chính về tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản giữa 02 Bộ luật Hình sự. Những thay đổi này nhằm làm rõ và mở rộng phạm vi xử lý tội phạm hủy hoại tài sản của người khác, đồng thời tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong việc áp dụng luật pháp.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định của BLHS 2015.  Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất.mong.nhận.được.sự.hợp.tác!
Trân.trọng./.
—— Bộ.phận..vấn.pháp.luật – Công.ty.Luật.TNHH.Triệu.Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *