Tài sản bảo đảm là những tài sản nào? Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm

Nhiều trường hợp thế chấp, cầm cố… đều phải có tài sản đảm bảo. Vậy tài sản bảo đảm là những tài sản nào? Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Dân sự 2015;

Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

1. Tài sản bảo đảm là những tài sản nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

Đồng thời, tại Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm:

– Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

– Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

– Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

– Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

2. Mô tả tài sản bảo đảm

Điều 9 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về mô tả tài sản bảo đảm. Theo đó:

– Việc mô tả tài sản bảo đảm do bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận, phù hợp với quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, các Điều 12, 13, 18 và 19 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.

– Trường hợp tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận.

– Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền tài sản thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải thể hiện được tên, căn cứ pháp lý phát sinh quyền tài sản.

3. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm

Về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm, Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

– Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

– Thứ tự ưu tiên thanh toán nêu trên có thể thay đổi,.nếu các bên cùng nhận bảo đảm.có thỏa thuận.thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

3. Việc chia tách tài sản bảo đảm làm thay đổi chủ sở hữu thì sản sản mới được hình thành có phải là tài sản bảo đảm không?

Khoản 1 Điều 21 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 21. Biến động về tài sản bảo đảm

1. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc chia, tách một tài sản bảo đảm thành nhiều tài sản phù hợp với quy định của pháp luật liên quan thì giải quyết như sau:

a) Việc chia, tách tài sản bảo đảm không làm thay đổi chủ sở hữu thì những tài sản mới được hình thành sau khi chia, tách tiếp tục là tài sản bảo đảm;

b) Việc chia, tách tài sản bảo đảm làm thay đổi chủ sở hữu thì tài sản mới được hình thành sau khi chia, tách thuộc quyền của chủ sở hữu mới không là tài sản bảo đảm.

[…]”

Theo đó, đối với việc chia, tách tài sản bảo đảm làm thay đổi chủ sở hữu thì tài sản mới được hình thành sau khi chia, tách thuộc quyền của chủ sở hữu mới không là tài sản bảo đảm.

Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về tài sản bảo đảm. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong.nhận được.sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *