Chế độ thai sản của người nhận nuôi con nuôi được giải quyết như thế nào?

Nhận nuôi con nuôi cũng làm phát sinh chế độ thai sản cho người lao động. Vậy chế độ thai sản của người nhận nuôi con nuôi được quy định như thế nào? Mời quý độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

Luật Nuôi con nuôi 2010;

Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

1. Người lao động nhận nuôi con nuôi từ bao nhiêu tuổi thì được hưởng chế độ thai sản?

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Đồng thời, tại Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi nhận con nuôi như sau:

“Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.”

Theo đó, trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi muốn được hưởng chế độ thai sản thì trẻ được nhận nuôi phải dưới 06 tháng tuổi.

Cũng theo quy định này thì thời gian người lao động nhận nuôi con nuôi nghỉ hưởng chế độ thai sản là cho đến khi trẻ đủ 06 tháng tuổi.

2. Người nhận con nuôi cần đáp ứng những điều kiện gì?

Điều 14 Luật Nuôi con nuôi quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi. Theo đó, người nhận nuôi con nuôi cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

– Có tư cách đạo đức tốt.

– Không thuộc trường hợp cấm nhận nuôi con nuôi quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.

3. Thời gian nghỉ chế độ thai sản của người nhận con nuôi

Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi. Theo đó, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con nuôi đủ 06 tháng tuổi.

Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH mà có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản chỉ người cha hoặc người mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

4. Cách tính trợ cấp thai sản khi nhận con nuôi

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được nhận nhận các khoản trợ cấp sau đây:

4.1. Tiền trợ cấp một lần khi nhận nuôi con nuôi

Theo Điều 38 Luật BHXH, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được trợ cấp một lần như sau:

Trợ cấp một lần/con = 2 x Mức lương cơ sở

4.2. Trợ cấp thai sản

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 39 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng như sau:

Mức hưởng

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ

x

Số tháng nghỉ

Trường hợp thời gian nghỉ có ngày lẻ không đủ tháng thì mức hưởng chế độ thai sản trong những ngày lẻ được tính như sau:

Mức hưởng ngày lẻ

=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ

:

30 ngày

x

Số ngày nghỉ

Lưu ý: Cả cha và mẹ nuôi đều đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chỉ có một người được giải quyết hưởng chế độ thai sản khi nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong.nhận được.sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *