Tội phá rối an ninh thường diễn ra ở các vùng nông thôn, miền núi, những nơi mà người dân chưa được tiếp cận nhiều với pháp luật. Do đó, họ rất dễ bị lôi kéo, kích động bởi những đối tượng nguy hiểm có tư tưởng chống phá nhà nước. Vì thế, pháp luật cũng đã đưa ra những quy định cụ thể đối Tội phá rối an ninh trong Bộ luật Hình sự. Cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu về tội quấy phá an ninh qua bài viết dưới đây!
1. Tội phá rối an ninh là gì?
Phá rối an ninh là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập đông người với mục đích gây rối an ninh trật tự công công, chống người thi hành công vụ, cản trở sự hoạt động của cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân.
Tội phá rối an ninh hiện đã được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 118 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự).
2. Hành vi của tội phá rối an ninh biểu hiện như thế nào?
Để xác định xem hành vi của một người có phạm tội phá rối an ninh hay không, phải xem xét hành vi đó có thuộc một trong các hành vi sau đây hay không:
Thứ nhất, hành vi kích động, lôi kéo tập hợp nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội:
Đây là hành vi của những kẻ chủ mưu, cầm đầu, chúng thường lợi dụng những thiếu sót của pháp luật, tôn giáo, sự lạc hậu của quần chúng để kích động, tập hợp nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, làm cho hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.
Ví dụ: Tập hợp nhiều người biểu tình (không có vũ trang) hoặc đưa đơn kiến nghị, yêu sách chính quyền giải quyết vấn đề gì đó hoặc đấu tranh không cho thu mua lương thực, thu thuế, không cho xây dựng công trình,…
Thứ hai, hành vi tham gia phá rối an ninh:
Hành vi này được thực hiện bởi người đồng phạm với tên chủ mưu, cầm đầu, xúi giục, biết rõ việc tụ tập với những người khác nhằm phá rối an ninh, cản trở nhân viên Nhà nước, Bộ đội, Công an thi hành nhiệm vụ, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội nhưng họ vẫn tham gia.
Thứ ba, hành vi chống người thi hành công vụ:
Hành vi bằng các thủ đoạn (như: bắt giữ, dùng vũ lực tấn công người thi hành công vụ,…) đe doạ, cưỡng bức họ làm trái pháp luật,… Người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn tiếp xúc với nhân dân để giải quyết các công việc có liên quan đến chức trách của mình như Công an, Thuế vụ, Hải quan, Bộ đội,….
Thứ tư, hành vi cản trở hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội:
Hành vi gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Khung hình phạt của tội phá rối an ninh
Theo quy định tại Điều 118 Bộ luật Hình sự, mức hình phạt đối với tội phá rối an ninh gồm 03 khung hình phạt (02 khung hình phạt chính đối với tội phạm hoàn thành và 01 khung hình phạt bổ sung áp dụng trong trường hợp chuẩn bị phạm tội), cụ thể:
Khung hình phạt |
Hành vi phạm tội |
Khung 1: Phạt tù 05 năm đến 15 năm | Kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân, trừ trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật Hình sự 2015 |
Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm | Đồng phạm |
Khung 3: Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm | Chuẩn bị phạm tội. |
4. Người chủ mưu của một tổ chức phạm tội phá rối an ninh bị phạt tù mấy năm?
Chủ mưu của tổ chức phạm tội chính là người thành lập ra tổ chức tội phạm đó. Một tổ chức phạm tội có thể có một hay nhiều chủ mưu. Những kẻ này chính là người phân công cho các thành viên trong tổ chức kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức khác nhằm chống chính quyền nhân dân. Đôi khi cũng có những trường hợp người chủ mưu sẽ tự mình thực hiện các hành vi này. Như vậy, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 118 Bộ luật Hình sự, người chủ mưu của tổ chức phạm tội phá rối an ninh có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.