Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn sản xuất trong nước hay nhập khẩu phải “tự công bố” với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa sản phẩm ra thị trường căn cứ Luật An Toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Do đó, Công bố chất lượng hạt dinh dưỡng, hạt ngũ cốc là bắt buộc thực hiện để sản phẩm kinh doanh hợp pháp, đem đến nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp. Cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu thủ tục này qua bài viết dưới đây!
1. Căn cứ pháp lý
– Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 quy định về quyền và nghĩa vụ trong bảo đảm an toàn thực phẩm.
– Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
2. Vì sao nên công bố chất lượng hạt dinh dưỡng, hạt ngũ cốc
Cam kết chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin với khách hàng, bảo vệ uy tín doanh nghiệp.
Tuân thủ quy định pháp luật hiện hành về sản xuất và kinh doanh sản phẩm thực phẩm.
Công bố chất lượng là việc làm bắt buộc để sản phẩm kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam.
Đáp ứng điều kiện đưa sản phẩm vào kênh phân phối bán lẻ siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Có lợi thế cạnh tranh với sản phẩm không công bố tiêu chuẩn chất lượng theo luật định.
Hồ sơ công bố chất lượng là giấy tờ pháp lý cần và đủ để sản phẩm hợp pháp xuất khẩu.
3. Chi tiết thực hiện công bố chất lượng hạt dinh dưỡng, hạt ngũ cốc
Bước 1: Kiểm nghiệm chất lượng hạt dinh dưỡng, hạt ngũ cốc
– Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm hạt dinh dưỡng, hạt ngũ cốc theo QCVN; TCVN; và đặc tính sản phẩm.
– Gửi mẫu hạt dinh dưỡng, hạt ngũ cốc đến phòng kiểm nghiệm được Bộ Y tế công nhận để kiểm nghiệm.
Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm: 5 – 7 ngày.
Bước 2: Xây dựng hồ sơ công bố chất lượng hạt dinh dưỡng, hạt ngũ cốc
– Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Kết quả kiểm nghiệm hạt dinh dưỡng, hạt ngũ cốc còn thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ISO 22000/hoặc HACCP;
– Mẫu nhãn sản phẩm hoặc Bản kê khai chi tiết thông tin sản phẩm;
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (với sản phẩm nhập khẩu).
Thời gian công bố sản phẩm: 4 – 6 ngày; tùy vào tiến độ thẩm định hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
4. Quy trình tiến hành công bố chất lượng hạt dinh dưỡng, hạt ngũ cốc
– Chuẩn bị hồ sơ tự công bố sản phẩm hạt dinh dưỡng, hạt ngũ cốc theo nghị định 15/2018/NĐ-CP;
– Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định;
– Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, Doanh nghiệp được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
– Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của Doanh nghiệp để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
5. Một số lưu ý về công bố chất lượng hạt dinh dưỡng, hạt ngũ cốc
Toàn bộ tài liệu trong hồ sơ phải còn hiệu lực và được thể hiện bằng tiếng Việt. Tài liệu hết hiệu lực sẽ bị trả về và không giải quyết dưới mọi lý do. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải dịch thuật sang tiếng Việt và công chứng.
Nếu cần đổi tên, xuất xứ, thành phần của loại thực phẩm đã được công bố thì phải công bố lại.
Trường hợp có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì Doanh nghiệp chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do Doanh nghiệp lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan lựa chọn trước đó.
6. Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ công bố
Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) hoặc Chi Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm.