Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản, thường được áp dụng cho cá nhân kinh doanh với quy mô và phạm vi nhỏ, không cần huy động vốn. Bài viết này sẽ cung cấp chi tiết về những đặc điểm, ưu nhược điểm, quy định và thủ tục thành lập loại hình doanh nghiệp này. Hãy cùng Luật Triệu Phúc khám phá những điều cần biết về thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân.
(Ảnh minh họa; Nguồn Internet)
1. Căn cứ pháp lý
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Một số văn bản khác theo sự hướng dẫn của Thiên Đức
2. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
* Về chủ sở hữu doanh nghiệp:
– Do một cá nhân làm chủ
– Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong các giao dịch và thủ tục pháp lý.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Đối với các trường hợp thuê người khác làm Giám đốc để quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
* Về nguồn vốn của doanh nghiệp:
– Không xuất hiện sự góp vốn như các công ty nhiều chủ sở hữu;
– Không có vốn điều lệ doanh nghiệp tư nhân.
Vốn đăng ký kinh doanh được gọi là vốn đầu tư được chủ doanh nghiệp tự đăng ký.
– Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản của chủ doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn; trường hợp giảm vốn xuống dưới mức đăng ký thì cần khai báo với cơ quan kinh doanh (khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020).
– Không có sự tách bạch giữa tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân và tài sản của doanh nghiệp đó.
* Về phân phối lợi nhận:
– Vấn đề chia lợi nhuận không đặt ra với doanh nghiệp tư nhân bởi doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, toàn bộ lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh thuộc về chủ doanh nghiệp.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
* Về tư cách pháp nhân:
– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Lý do là bởi doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về mặt tài sản. Mọi vấn đề về nguồn tiền bên trong doanh nghiệp đều liên hệ mật thiết với chủ sở hữu.
* Về phát hành chứng khoán:
– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán.
– Chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân không được phép đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên công ty hợp danh. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân không có quyền góp vốn thành lập, mua cổ phần hay phần vốn góp trong các loại hình công ty khác như công ty TNHH, công ty cổ phần, hoặc công ty hợp danh.
3. Đánh giá ưu, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
3.1. Ưu điểm
– Chỉ có một chủ sở hữu, được quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tương đối đơn giản và dễ dàng quản lý.
– Doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc bởi quy định pháp luật do chế độ trác nhiệm vô hạn như một đảm bảo cho đối tác kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng hợp tác với doanh nghiệp.
– Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng của doanh nghiệp.
3.2. Nhược điểm
– Chủ doanh nghiệp tư nhân luôn có tính rủi ro cao do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một cá nhân làm chủ, không có sự liên kết góp vốn nên khó đáp ứng ngay nhu cầu cần góp vốn lớn để kinh doanh.
– Chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
4. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
4.1. Thành phần hồ sơ:
Thành phần hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
(Mẫu Giấy đề nghị)
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.
4.2. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:
-
- Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
- Nộp thông qua dịch vụ bưu chinh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
- Nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân. Luật Triệu Phúc hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng.
—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——