Cá cơm khô là một món ăn dân dã, quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình người Việt. Cơ sở sản xuất chế biến cá cơm khô cần thủ tục gì để có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm? Cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Căn cứ pháp lý
Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ; quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Nghị định số 115/2018/NĐ-CP của chính phủ quy định xử phạt các vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
2. Tầm quan trọng của chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất chế biến cá cơm khô
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (giấy phép an toàn thực phẩm – ATTP) là căn cứ pháp lý đầu tiên xác nhận doanh nghiệp đảm bảo về quy trình cũng như nguyên liệu và sản phẩm đầu ra, giúp người tiêu dùng an tâm sử dụng. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm phải tiến hành xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đi vào hoạt động kinh doanh.
Giấy phép an toàn thực phẩm là chứng nhận pháp lý “bắt buộc phải có” được quy định đối với sản xuất và kinh doanh thực phẩm căn cứ Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định.
Giấy phép an toàn thực phẩm là sự kiểm duyệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền về y tế đối với cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứng minh được sản phẩm sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho sức khỏe người dùng.
Giấy phép an toàn thực phẩm đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh thực phẩm hoạt động một cách hợp pháp, đáp ứng được các yêu cầu pháp lý về sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
2. Điều kiện cấp giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất chế biến cá cơm khô
Cơ sở sản xuất phải có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn; đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất; kinh doanh thực phẩm.
Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng; thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
Có xây dựng hệ thống xử lý chất thải; và được vận hành thường xuyên theo luật định về bảo vệ môi trường.
Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm; và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức; và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3.Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất chế biến cá cơm khô
Nộp hồ sơ tại hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ sẽ hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định cơ sở.
+ Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong thời gian 05 ngày làm việc.
+ Nếu kết quả thẩm định chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục. Sau khi khắc phục xong, cơ sở gửi báo cáo khắc phục về Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.
4. Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất chế biến cá cơm khô
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh phù hợp.
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; các trang thiết bị, những dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo như quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp bởi Sở Y tế cấp huyện trở lên.
5. Thời gian và hiệu lực của giấy an toàn thực phẩm sản xuất chế biến cá cơm khô
Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 20 – 25 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Hiệu lực giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 03 năm, kể từ ngày cấp giấy phép.