Công ty TNHH một thành viên do vợ/ chồng làm chủ sở hữu có là tài sản chung của vợ chồng không?

Trong hôn nhân, tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng là những vấn đề pháp lý quan trọng cần được làm rõ để tránh những tranh chấp không đáng có. Vậy công ty TNHH một thành viên do vợ hoặc chồng làm chủ sở hữu có được coi là tài sản chung của vợ chồng hay không? Cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

công ty tnhh một thành viên có là tài sản chung của vợ chồng hay không

1. Phân Loại Tài Sản Của Vợ Chồng

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định thì tài sản của vợ chồng được phân loại thành tài sản chung và tài sản riêng. Tài sản riêng và tài sản chung là hai loại tài sản cơ bản trong chế độ tài sản vợ chồng. Sự phân loại này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sở hữu và cách thức chia tài sản khi hôn nhân chấm dứt, đây cũng là một trong những y nhằm mục đích bảo vệ tối đa quyền riêng tư và lợi ích hợp pháp của hai vợ chồng. 

1.1. Tài sản riêng của hai vợ chồng

Theo khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định thì Tài sản riêng là tài sản thuộc sở hữu cá nhân của mỗi bên vợ hoặc chồng, được hình thành trước khi kết hôn, hoặc nhận được qua thừa kế, tặng cho, hoặc mua sắm bằng tài sản riêng trong thời gian chung sống như vợ chồng.Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tài sản này phải được chứng minh là tài sản riêng thông qua các bằng chứng hợp pháp như hợp đồng thừa kế, chứng từ tặng cho, hoặc tài liệu mua bán.

Và đối với quyền chiếm hữu cũng như định đoạt khối tài sản này, thì tại Điều 44 Luật hôn nhân  gia đình năm 2014 quy định rõ rằng tài sản riêng thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của người đó, và không cần phải chia cho người kia khi ly hôn. Mỗi bên có quyền tự quyết định việc sử dụng và xử lý tài sản riêng của mình mà không cần sự đồng ý của đối phương.

1.2. Tài sản chung

Tài sản chung là tài sản do cả hai vợ chồng cùng tạo lập, mua sắm, hoặc sở hữu chung trong thời gian chung sống. Đây có thể là tài sản do cả hai đóng góp về tài chính hoặc công sức, hoặc là tài sản được mua bằng tiền chung.Cụ thể, tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung bao gồm số tài sản sau: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác theo quy định tại Điều 34 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.

Việc đăng ký tài sản chung của hai vợ chồng được hướng dẫn tại Điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau: 

  • Tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy định tại Điều 34 của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu.
  •  Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng.
  • Trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung.

Vợ và chồng có quyền sở hữu, hưởng thụ, và sử dụng tài sản chung một cách ngang nhau. Điều này có nghĩa là mỗi bên đều có quyền quyết định việc sử dụng và định đoạt tài sản chung, nhưng cần tôn trọng ý kiến của người kia theo quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014. 

2. Công Ty TNHH Một Thành Viên Do Vợ/Chồng Là Chủ Sở Hữu Có Là Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Không?

Việc xác định liệu công ty TNHH một thành viên do vợ hoặc chồng là chủ sở hữu có là tài sản chung hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là thời điểm thành lập công ty và nguồn vốn đầu tư.

2.1. Thời điểm thành lập công ty

Hai vợ chồng phải xác định rõ là công ty được thành lập trước hay sau khi kết hôn? Cụ thể:

  • Nếu công ty TNHH MTV được thành lập trước khi kết hôn và nguồn vốn đầu tư là tài sản riêng của một bên, thì công ty này được xem là tài sản riêng.
  • Nếu công ty được thành lập trong thời kỳ hôn nhân và sử dụng vốn chung của vợ chồng, công ty sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng. Đây là trường hợp điển hình mà công ty được xem như là tài sản chung vì cả hai vợ chồng đều góp vốn và tham gia vào việc thành lập.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là toàn bộ tài sản từ công ty không bị ảnh hưởng bởi cuộc hôn nhân. 

Tuy nhiên, phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty trong thời kỳ hôn nhân sẽ được coi là tài sản chung. Phần tài sản chung này bao gồm phần lợi nhuận phát sinh từ công ty và không bao gồm phần vốn gốc riêng của người đứng tên thành lập công ty. (Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014)

2.2. Nguồn vốn đầu tư

Khi công ty được thành lập bằng vốn chung của vợ chồng, công ty và tất cả các tài sản, lợi nhuận phát sinh từ công ty đều được xem là tài sản chung của vợ chồng. Vốn chung thường là tiền hoặc tài sản được cả hai vợ chồng cùng đóng góp để thành lập công ty, và điều này có nghĩa rằng quyền sở hữu và lợi nhuận từ công ty cũng thuộc về cả hai. ( Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014)

Nếu công ty được thành lập bằng vốn riêng của một người, công ty sẽ không được coi là tài sản chung. Vốn riêng là tài sản mà một bên đã sở hữu trước khi kết hôn hoặc tài sản được thừa kế, tặng cho từ bên ngoài hôn nhân, trừ trường hợp người đó đồng ý sáp nhập phần vốn riêng này vào phần tài sản chung theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân gia đình 2014 hoặc trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận khác theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.

*Lưu ý: Tuy nhiên, nếu hai vợ chồng không có các căn cứ cụ thể đã nêu ở trên để chứng minh đây là tài sản riêng của mình thì việc thành lập công ty TNHH 1 thành viên do vợ hoặc chồng đứng trên trong thời kỳ hôn nhân sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014.

3. Xác Định Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Đối Với Tài Sản Là Công Ty

Việc xác định tài sản chung của vợ chồng đối với công ty TNHH MTV cần được thực hiện rõ ràng và chính xác để tránh tranh chấp. Một số yếu tố cần xem xét bao gồm:

  • Nguồn vốn đầu tư: Xác định nguồn vốn đầu tư ban đầu của công ty là tài sản chung hay tài sản riêng.
  • Thỏa thuận giữa vợ chồng: Nếu vợ chồng có thỏa thuận về việc công ty sẽ là tài sản chung, điều này cần được ghi nhận rõ ràng bằng văn bản để có cơ sở pháp lý.
  • Quy định pháp luật: Áp dụng các quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình  năm 2014 cũng như Luật Doanh nghiệp để xác định quyền sở hữu đối với công ty.

Nếu một bên vợ hoặc chồng muốn khẳng định quyền sở hữu riêng đối với công ty, cần có chứng cứ chứng minh rõ ràng về nguồn gốc tài sản là tài sản riêng.

Nếu hai vợ chồng không có các căn cứ cụ thể đã nêu ở trên để chứng minh đây là tài sản riêng của mình thì việc thành lập công ty TNHH 1 thành viên do vợ hoặc chồng đứng trên trong thời kỳ hôn nhân sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Công ty TNHH một thành viên do vợ/ chồng làm chủ sở hữu có là tài sản chung của vợ chồng không?.  Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất.mong.nhận.được.sự.hợp.tác!
Trân.trọng./.
—— Bộ.phận..vấn.pháp.luật – Công.ty.Luật.TNHH.Triệu.Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *