Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài

Việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã và đang trở thành một nhu cầu quan trọng đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cũng như đáp ứng yêu cầu về an ninh và chính sách quốc gia, Luật Nhà ở 2023 đã đưa ra những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ sở hữu nhà ở của các tổ chức, cá nhân này. Bài viết dưới đây sẽ giúp làm rõ những quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chứ, cá nhân nước ngoài.

(Ảnh minh họa; Nguồn Internet)

1. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài

Điều 20 của Luật Nhà ở năm 2023 quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Cụ thể:

1.1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan:

– Tổ chức này có quyền thực hiện quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 10 của Luật Nhà ở. 

– Điều này có nghĩa là họ được phép mua, thuê mua, nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở.

– Trong trường hợp họ xây dựng nhà ở trên đất thuê, quyền hạn của họ chỉ giới hạn trong việc cho thuê nhà ở đó.

1.2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam:

Tổ chức, cá nhân nêu trên có quyền của chủ sở hữu đối với nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

– Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu nhà ở theo đúng số lượng quy định tại Điều 19 Luật Nhà ở 2023 và được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; 

Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 7Luật Nhà ở 2023 hoặc vượt quá số lượng nhà ở quy định tại Điều 19 Luật Nhà ở 2023 hoặc thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 16 Luật Nhà ở 2023 thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở;

– Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong giao dịch mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và được gia hạn một lần với thời hạn không quá 50 năm nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

1.3. Trường hợp đặc biệt:

– Cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam thì được sở hữu nhà ở và có quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.

– Cá nhân nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở và có quyền của chủ sở hữu nhà ở như người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài

(Ảnh minh họa; Nguồn Internet)

Theo Điều 21 của Luật Nhà ở 2023, các tổ chức và cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ tương tự như công dân Việt Nam, nhưng phải tuân thủ các quy định nhất định:

– Thực hiện thông báo:

Đối với cá nhân nước ngoài, trước khi cho thuê nhà ở, họ phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở. Điều này đảm bảo rằng các hoạt động cho thuê nhà ở được quản lý và theo dõi, đồng thời phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê theo quy định của pháp luật.

– Sử dụng nhà ở:

Tổ chức nước ngoài chỉ được sử dụng nhà ở để bố trí cho người đang làm việc tại tổ chức đó. Điều này nhằm hạn chế việc lạm dụng quyền sở hữu và đảm bảo rằng nhà ở được sử dụng vào mục đích hợp pháp.

– Thực hiện thanh toán:

Các chủ sở hữu nhà ở là tổ chức nước ngoài phải thực hiện thanh toán tiền mua hoặc thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Luật nhà ở 2023

– Quy định về xuất cảnh:

Trong trường hợp cá nhân nước ngoài bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất, hoặc tổ chức nước ngoài bị buộc chấm dứt hoạt động tại Việt Nam do vi phạm quy định pháp luật, nhà ở thuộc sở hữu của họ sẽ bị xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Điều này nhấn mạnh trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc tuân thủ pháp luật Việt Nam.

3. Các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở 

Theo Điều 22 Luật Nhà ở 2023 quy định.các trường hợp tổ chức.và cá nhân nước ngoài.không được cấp.Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở,.cụ thể:

“Điều 22. Các trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trường hợp quy định sau đây không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở mà chỉ được bán hoặc tặng cho nhà ở này cho đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 của Luật này hoặc vượt quá số lượng nhà ở được phép sở hữu theo quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 16 của Luật này;

b) Tổ chức nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Việt Nam nhưng được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam.

2. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác bán hoặc tặng cho nhà ở; đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác đang cư trú, hoạt động tại Việt Nam bán hoặc tặng cho nhà ở.

3. Đối tượng được thừa kế nhà ở có cả tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở và không thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các bên phải thống nhất xử lý tài sản thừa kế là nhà ở này theo một trong các trường hợp sau đây:

a) Để cho tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thừa kế nhà ở này; tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp sở hữu nhà ở tại Việt Nam được hưởng giá trị của nhà ở này tương ứng với phần tài sản được thừa kế;

b) Tặng cho hoặc bán nhà ở này cho tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để hưởng giá trị.”

Theo đó,.tổ chức,.cá nhân nước ngoài.thuộc trường hợp quy định nêu trên.thì không được cấp.Giấy chứng nhận.đối với nhà ở.mà chỉ được bán.hoặc tặng cho.nhà ở này.cho đối tượng.được sở hữu nhà.ở tại Việt Nam.

Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về vấn đề.quyền và nghĩa vụ.của chủ sở hữu nhà ở.là tổ chức,.cá nhân nước ngoài. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong.nhận được.sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *