Quyền yêu cầu bên cho thuê bảo trì nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2023

Việc bảo trì nhà ở trong quá trình thuê mướn là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính an toàn, tiện nghi cho người sử dụng. Vậy khi nào bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê bảo trì nhà ở? Và trách nhiệm của bên thuê ra sao khi hư hỏng xảy ra do chính họ gây ra? Cùng tìm hiểu qua các quy định hiện hành của Luật Nhà ở 2023.

1. Việc bảo trì nhà ở phải được thực hiện theo quy định nào?

Điều 130 Luật Nhà ở 2023 quy định về việc bảo trì nhà ở. Theo đó:

– Chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm bảo trì nhà ở; trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì người đang quản lý, sử dụng có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.

– Nội dung, quy trình bảo trì và việc quản lý hồ sơ bảo trì nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đối với nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, bao gồm cả nhà biệt thự là nhà ở cũ không phân biệt hình thức sở hữu thì còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc, pháp luật về quy hoạch và pháp luật về di sản văn hóa.

– Chủ sở hữu nhà ở, đơn vị thực hiện bảo trì nhà ở phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản và bảo đảm vệ sinh, môi trường trong quá trình bảo trì nhà ở; trường hợp bảo trì nhà ở thuộc tài sản công thì còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 133 Luật Nhà ở 2023.

2.  Các trường hợp bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê bảo trì nhà ở

Khoản 132 Luật Nhà ở 2023 quy định rõ về quyền yêu cầu bảo trì của bên thuê nhà ở như sau:

“Điều 132. Bảo trì, cải tạo nhà ở đang cho thuê

1. Bên cho thuê nhà ở có quyền bảo trì, cải tạo nhà ở khi có sự đồng ý của bên thuê nhà ở, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng. Bên thuê nhà ở có trách nhiệm để bên cho thuê nhà ở thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở.

2. Bên cho thuê nhà ở được quyền điều chỉnh giá thuê hợp lý sau khi kết thúc việc cải tạo nếu thời gian cho thuê còn lại từ một phần ba thời hạn của hợp đồng thuê nhà trở xuống; trường hợp bên thuê nhà ở không đồng ý với việc điều chỉnh giá thuê thì có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp bên thuê nhà ở phải chuyển chỗ ở để thực hiện việc bảo trì hoặc cải tạo nhà ở thì các bên thỏa thuận về chỗ ở tạm và tiền thuê nhà ở trong thời gian bảo trì, cải tạo; trường hợp bên thuê nhà ở tự lo chỗ ở và đã trả trước tiền thuê nhà ở cho cả thời gian bảo trì hoặc cải tạo thì bên cho thuê nhà ở phải thanh toán lại số tiền này cho bên thuê nhà ở. Thời gian bảo trì hoặc cải tạo không tính vào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở sau khi kết thúc việc bảo trì, cải tạo nhà ở.

4. Bên thuê nhà ở có quyền yêu cầu bên cho thuê nhà ở bảo trì nhà ở, trừ trường hợp nhà ở bị hư hỏng do bên thuê gây ra; trường hợp bên cho thuê không bảo trì nhà ở thì bên thuê được quyền bảo trì nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên cho thuê biết trước ít nhất 15 ngày. Văn bản thông báo phải ghi rõ mức độ bảo trì và kinh phí thực hiện. Bên cho thuê nhà ở phải thanh toán kinh phí bảo trì cho bên thuê nhà ở hoặc trừ dần vào tiền thuê nhà ở.”

Dựa trên quy định này, bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê bảo trì nhà ở khi sự cố, hư hỏng xảy ra không phải do họ gây ra. Trong trường hợp hư hỏng xuất phát từ sự bất cẩn hay hành vi của bên thuê, họ sẽ không được yêu cầu bảo trì từ phía bên cho thuê.

Nếu bên cho thuê không thực hiện bảo trì nhà ở khi có yêu cầu hợp lý, bên thuê có thể tự mình tiến hành bảo trì sau khi thông báo trước ít nhất 15 ngày. Chi phí này có thể được yêu cầu hoàn lại từ bên cho thuê hoặc được trừ dần vào tiền thuê nhà.

3. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong bảo trì nhà ở

Điều 135 Luật Nhà ở 2023 đưa ra các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong quá trình bảo trì và cải tạo, bao gồm các quyền và nghĩa vụ sau:

3.1. Quyền của chủ sở hữu trong bảo trì nhà ở

Chủ sở hữu nhà ở có các quyền sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:

– Được tự thực hiện việc bảo trì, cải tạo hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì, cải tạo; trường hợp pháp luật quy định phải do tổ chức, cá nhân có năng lực thực hiện thì phải thuê đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện bảo trì, cải tạo;

– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp cải tạo nhà ở phải có giấy phép xây dựng, tạo điều kiện cho việc bảo trì, cải tạo nhà ở khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;

– Quyền khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong bảo trì nhà ở

Chủ sở hữu nhà ở có các nghĩa vụ sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:

– Chấp hành quy định của pháp luật về bảo trì, cải tạo nhà ở; tạo điều kiện cho chủ sở hữu nhà ở khác thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở của họ;

– Bồi thường cho tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp gây thiệt hại;

– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về quyền yêu cầu bên cho thuê bảo trì nhà ở.theo quy định của Luật Nhà ở 2023. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong.nhận được.sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *