Sản xuất, buôn bán hàng gia không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn làm tổn hại đến uy tín của các cá nhân, tổ chức kinh doanh lành mạnh. Chính vì vậy đây là hành vi phạm tội theo quy định pháp luật. Cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu về tội sản xuất buôn bán hàng giả theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015.
1. Tội sản xuất buôn bán hàng giả là gì?
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức cố tình tạo ra hoặc kinh doanh các sản phẩm giả mạo nhằm lừa dối khách hàng và trục lợi bất chính.
Hàng giả có thể bao gồm hàng hóa không đạt chất lượng, hàng nhái thương hiệu nổi tiếng hoặc sản phẩm giả mạo gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng.
Ví dụ như sản xuất thuốc giả, rượu giả để bán, buôn bán mỹ phẩm giả danh các thương hiệu cao cấp,… Những hành vi này bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.
2. Khung hình phạt tội sản xuất buôn bán hàng giả
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 với các mức phạt bao gồm phạt tiền hoặc phạt tù tùy theo giá trị hàng hóa và mức độ nguy hại của sản phẩm, cụ thể:
“Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Làm chết người;
h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
l) Buôn bán qua biên giới;
m) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết 02 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
*Đối với cá nhân phạm tội
Khung |
Mức phạt |
Hành vi |
Khung 1 |
Phạt tiền từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. | Sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau (nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật Hình sự):a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30 triệu đến dưới 150 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Thu lợi bất chính từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng. |
Khung 2 |
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. | Sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150 triệu đến dưới 500 triệu đồng; e) Thu lợi bất chính từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng; g) Làm chết người; h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ 500 triệu đồng; l) Buôn bán qua biên giới; m) Tái phạm nguy hiểm. |
Khung 3 |
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. | Sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau:a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên; c) Làm chết 02 người trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1 tỷ 500 triệu đồng trở lên. |
Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |
*Đối với pháp nhân phạm tội
Mức phạt |
Hành vi |
Mức 1: Phạt tiền từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng. |
Sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau (nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật Hình sự):a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30 triệu đến dưới 150 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Thu lợi bất chính từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng. |
Mức 2: Phạt tiền từ 3 tỷ đến 6 tỷ đồng |
Sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau:a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150 triệu đến dưới 500 triệu đồng; e) Thu lợi bất chính từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng; g) Làm chết người; h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ 500 triệu đồng; l) Buôn bán qua biên giới; m) Tái phạm nguy hiểm. |
Mức 3: Phạt tiền từ 6 tỷ đến 9 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; |
Sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau:a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên; c) Làm chết 02 người trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1 tỷ 500 triệu đồng trở lên. |
Mức 4: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn |
Sản xuất, buôn bán hàng giả gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.Thành lập pháp nhân thương mại (doanh nghiệp, tổ chức kinh tế) chỉ để sản xuất, buôn bán hàng giả. |
Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |
Theo bảng trên, mức phạt tiền hoặc phạt tù sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính đó là: thiệt hại gây ra và chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Thiệt hại càng nhiều mức phạt càng cao, pháp nhân phạm tội thì cũng sẽ bị xử lý nặng hơn cá nhân phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
3. Cấu thành tội sản xuất buôn bán hàng giả
3.1. Chủ thể
Người sản xuất, buôn bán hàng giả có thể là bất kỳ ai, từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm sự và đã thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả cũng có thể được thực hiện bởi pháp nhân thương mại, bao gồm: doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.
3.2. Khách thể
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm đến hoạt động quản lý thị trường của Nhà nước đối với việc sản xuất, kinh doanh, buôn bán các loại hàng hóa được phép sản xuất, kinh doanh, buôn bán, sử dụng trên thị trường, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất, kinh doanh hàng hóa và người tiêu dùng.
3.3. Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện qua 02 hành vi chính là sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả, cụ thể:
- Sản xuất hàng giả là hành vi tạo ra các loại sản phẩm, hàng hóa giống hệt hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu, hàng hóa của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, hoặc đã được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, bao gồm việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả.
- Buôn bán hàng giả là hành vi mua đi bán lại loại hàng hóa biết rõ là giả nhằm thu lời bất chính. Hành vi này bao gồm việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông.
Hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả:
Gây ra là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp, gây thiệt hại đến lợi ích vật chất, uy tín của doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hóa bị người sản xuất, buôn bán hàng giả gây ra.
3.4. Mặt chủ quan
Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Chủ thể thực hiện tội phạm nhận thức rõ mặt hàng mà mình sản xuất, buôn bán là hàng giả nhưng vẫn cố tình và mong muốn thực hiện tội phạm vì mục đích trục lợi.