Tên thương mại là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (sở hữu trí tuệ) được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần thông qua thủ tục đăng ký. Khi sử dụng tên thương mại, cá nhân, tổ chức phải tuân thủ theo những quy định về tên thương mại theo pháp luật hiện hành. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
– Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
– Một số văn bản khác theo hướng dẫn của Luật Triệu Phúc.
1. Khái niệm tên thương mại
– Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
– Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
2. Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Tên thương mại có khả năng phân biệt chỉ khi đáp ứng được các quy định sau:
Lưu ý: Tên thương mại mặc dù là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được bảo hộ dưới hình thức cấp văn bằng. Tên thương mại không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ mà được công nhận thông qua việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
3. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa tên thương mại:
– Tên của cơ quan nhà nước;
– Tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp;
– Tên tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
– Chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.
4. Hành vi xâm phạm tên thương mại
Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
5. Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại
– Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.
– Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại:
-
- Phạm vi bảo hộ tên thương mại
- Cơ sở xác đinh: các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp do chủ sở hữu tên thương mại cung cấp, trong đó xác định cụ thể về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh và quá trình sử dụng tên thương mại.
– Căn cứ xác định dấu hiệu bị nghi ngờ là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại:
6. Đối tượng được bảo hộ của tên thương mại
Đối tượng được bảo hộ của tên thương mại được xác định dựa trên các cơ sở sau:
– Quá trình sử dụng tên thương mại;
– Lĩnh vực sử dụng tên thương mại;
– Lãnh thổ sử dụng tên thương mại.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về quy định về tên thương mại theo pháp luật hiện hành. Luật Triệu Phúc hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.