Bảo hộ quyền tác giả

Bảo hộ quyền tác giả đang là vấn đề được tác giả và chủ sở hữu tác phẩm rất quan tâm hiện nay, vì đó là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Để tìm hiểu thêm về bảo hộ quyền tác giả, Luật Triệu Phúc xin gửi tới Quý bạn đọc bài viết dưới đây.

Bảo hộ quyền tác giả

Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet

  • Căn cứ pháp lý:

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

Nghị định 17/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan

1. Quyền tác giả là gì? Đối tượng nào không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm đó được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ mà không phụ thuộc vào việc tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

* Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

(1). Tin tức thời sự thuần túy đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, tin vặt, số liệu sự thật, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo.

(2). Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

(3). Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ được hiểu như sau:

a. Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành công việc;

b. Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất;

c. Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội;

d. Khái niệm là ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng;

đ. Nguyên lý là định luật cơ bản có tính chất tổng quát, chi phối một loạt hiện tượng, là những ý tưởng hoặc lý thuyết ban đầu quan trọng và được coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng những lý thuyết khác.

(Điều 8 Nghị định 17/2023/NĐ-CP)

2. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Thành phần hồ sơ bao gồm:

a. Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan (theo mẫu) do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ;

b. 02 bản sao tác phẩm (bao gồm cả bản điện tử) hoặc 02 bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;

c. Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền. 

d. Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền gồm:

đ. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;

g. Trường hợp trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Ngôn ngữ trong hồ sơ đăng ký phải được làm bằng tiếng Việt, nếu là ngôn ngữ khác thì phải dịch sang tiếng Việt.

Bảo hộ quyền tác giả

Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

3. Trình tự thực hiện

Bước 1: Xác định thể loại tác phẩm đăng ký

Tác giả sẽ thực hiện xác định thể loại của tác phẩm để chuẩn bị đăng ký bản quyền.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

– Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác nộp hồ sơ trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện tới Cục Bản quyền tác giả ở các địa chỉ sau:

  • Địa chỉ Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện tại TPHCM: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
  • Hoặc có thể nộp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ bản gốc (bản giấy) được gửi tới Cục Bản quyền tác giả theo cách thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính)

Bước 4: Cục Bản quyền tác giả thẩm định cấp Giấy chứng nhận

Sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Trong trường hợp hồ sơ đăng ký bị từ chối, Cục Bản quyền tác giả thông báo cho người nộp hồ sơ dưới hình thức văn bản.

Trên đây là những tư vấn của Chúng tôi về Bảo hộ quyền tác giả. Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

——- Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——-

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *