Doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhưng bạn chưa biết doanh nghiệp của mình có thuộc trường hợp phải có chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 hay không? Làm thế nào để được cấp loại chứng chỉ này? Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây nhé!
- Căn cứ pháp lý:
– Luật xây dựng ngày 18 tháng 06 năm 2014;
– Nghị định 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2018;
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021.
I. Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 là gì?
1. Khái niệm
Chứng chỉ năng lực xây dựng là bảng đánh giá ngắn gọn, đầy đủ của Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng dành cho các doanh nghiệp hoặc các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Đây là vừa là điều kiện, vừa là cơ sở pháp lý của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như:
- Khảo sát xây dựng,
- Thi công xây dựng công trình,
- Tư vấn và lập quy hoạch xây dựng ,…
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 là chứng chỉ được cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp có hợp đồng kèm biên bản nghiệm thu của ít nhất 1 hợp đồng xây dựng hạng 1 hoặc 2 hợp đồng xây dựng hạng 2 kèm theo quyết định phê duyệt dự án. (Thời điểm hợp đồng trước tháng 03/2016). Các cá nhân giữ chức vụ chủ nhiệm, chủ trì dự án phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp cộng với cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật.
Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet
2. Điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 là gì?
Ngoài các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thì để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng nói chung và chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 nói riêng cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định sau:
– Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này.
– Tổ chức đó tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau:
+ Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
+ Lập quy hoạch xây dựng.
+ Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm:
-
- Thiết kế kiến trúc công trình;
- Thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp;
- Thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình;
- Thiết kế xây dựng công trình giao thông;
- Thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
+ Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
+ Thi công xây dựng công trình.
+ Giám sát thi công xây dựng công trình.
– Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 không bắt buộc đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, chỉ khi tổ chức thực hiện những hoạt động trên mới buộc phải có loại chứng chỉ này.
* Lưu ý:
- Tổ chức nước ngoài không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi hoạt động xây dựng tại Việt Nam
- Đối với mỗi hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì điều kiện cụ thể để được cấp chứng năng lực hoạt động xây dựng hạng 1 là khác nhau.
Ví dụ: Điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng trong hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng hạng 1 là:
+ Tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng lĩnh vực.
+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn xin cấp;
+ Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế phải có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực loại công trình đăng ký cấp;
II. Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1
1. Chuẩn bị hồ sơ
a) Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định số 100/2018/NĐ-CP;
- Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
- Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);
- Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;
- Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp (trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực);
- Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);
- Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu;
- Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ năng lực đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại.
c) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dụng chứng chỉ
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu;
- Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định của pháp luật.
Mẫu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I
2. Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
Số lượng: 01 bộ hồ sơ
– Cơ quan tiếp nhận: Cục quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng
– Cách thức:
- Trực tuyến
- Qua đường bưu điện
- Trực tiếp
Bước 2: Xem xét và cấp chứng chỉ
– Hồ sơ chưa hợp lệ: Cục quản lý hoạt động xây dựng thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ để yêu cầu sửa đổi, bổ sung
– Hồ sơ hợp lệ: Cục quản lý hoạt động xây dựng cấp Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 trong thời hạn: 20 ngày đối với tường hợp cấp chứng chỉ lần đầu, điều chỉ hạng năng lực, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực.
– Hiệu lực của chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 có hiệu lực tối đa 10 năm.
Trên đây là những tư vấn của Chúng tôi về Thủ tục cấp Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1. Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——