Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả có thể chuyển quyền sử dụng tác giả không? Hồ sơ cần chuẩn bị những gì? Cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

  • Căn cứ pháp lý:

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

– Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet

1. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả là gì?

Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép người khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền thuộc quyền sử dụng đối với quyền tác giả của mình.

2. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả

Thành phần hồ sơ gồm:

a. Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu; 

b. 02 bản hợp đồng. Nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt. Nếu hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

c. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

d. Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);

đ. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;

Lưu ý:  Mỗi hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp chỉ được ghi nhận cho một bước chuyển giao. 

Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet

3.  Các quyền tác giả, quyền liên quan nào được phép chuyển giao?

Các quyền tác giả, quyền liên quan được phép chuyển giao bao gồm các quyền sau đây:

– Chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản; 

– Chuyển giao quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

– Chuyển giao các quyền tài sản theo quy định bao gồm:

+ Quyền làm tác phẩm phái sinh;

+ Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;

+ Quyền sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp ngoại lệ theo quy định;

+ Quyền phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp ngoại lệ theo quy định;

+ Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;

+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê. 

– Chuyển giao quyền tài sản của người biểu diễn gồm:

– Chuyển giao quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình bao gồm:

+ Sao chép toàn bộ hoặc một phần bản ghi âm, ghi hình của mình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp ngoại lệ; 

+ Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp ngoại lệ; 

+ Cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình, kể cả sau khi được phân phối bởi nhà sản xuất hoặc với sự cho phép của nhà sản xuất; 

+ Phát sóng, truyền đạt đến công chúng bản ghi âm, ghi hình của mình, bao gồm cả cung cấp tới công chúng bản ghi âm, ghi hình theo cách mà công chúng có thể tiếp cận tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn.

– Chuyển giao quyền của tổ chức phát sóng gồm:

+ Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;

+ Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần bản định hình chương trình phát sóng của mình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Trừ trường hợp ngoại lệ; 

+ Định hình chương trình phát sóng của mình. Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản định hình chương trình phát sóng của mình dưới dạng hữu hình. Trừ trường hợp ngoại lệ theo quy định.

Trên đây là những tư vấn của Chúng tôi về Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả. Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

——- Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——-

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *