Con riêng có được mang họ của cha dượng không?

Pháp luật hiện hành đúng là có cho phép cá nhân thay đổi họ, tên nhưng có một số trường hợp và hạn chế nhất định. Vậy con riêng của vợ có được mang họ của cha dượng không? Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu về vấn đề này.

1. Con riêng của vợ có được mang họ của cha dượng không?

Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi họ như sau:

Điều 27. Quyền thay đổi họ

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.”

Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định về việc thay đổi họ cho con riêng sang họ của cha dượng. Tuy nhiên, trong trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi thì vẫn có thể đổi họ của con riêng sang họ của cha dượng. Trong trường hợp này, trước tiên phải làm thủ tục nhận người con riêng làm con nuôi, sau đó thì làm thủ tục đổi họ

2. Cha dượng nhận nuôi con riêng của vợ cần những điều kiện gì?

Điểm a khoản 2 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về người được nhận làm con nuôi như sau:

“Điều 8. Người được nhận làm con nuôi

[…]

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

[…]”

Đồng thời, Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về những người không được nhận con nuôi. Cụ thể gồm có:

– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

– Đang chấp hành hình phạt tù;

– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Như vậy, nếu đáp ứng được những điều kiện đã nêu trên, người cha dượng có thể nhận con riêng của vợ làm con nuôi, sau đó tiến hành thủ tục đổi họ theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục đổi họ cho con nuôi trong trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi

3.1. Thành phần hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Giấy khai sinh của con nuôi.

– Giấy chứng nhận nuôi con nuôi. 

– Các giấy tờ khác liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

3.2. Quy trình thực hiện

Điều 28 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch. Theo đó, thủ tục đổi họ cho con sẽ thực hiện theo trình tự sau:

– Bước 01: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu thay đổi họ cho trẻ nộp tờ khai và giấy tờ như đã nêu trên cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 

– Bước 02: Ghi vào sổ hộ tịch

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ cơ quan quản lý hộ tịch kiểm tra cơ sở thay đổi họ cho trẻ và ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. 

Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì UBND cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến UBND nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch. 

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì UBND cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về trường đổi họ của con riêng của vợ sang họ của cha dượng. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong.nhận được.sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *