Các cơ quan tiến hành tố tụng tại Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án. Vậy dẫn độ là gì? Việt Nam có hiệp định dẫn độ với những quốc gia nào? Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu qua bài viết sau.
(Ảnh minh họa; Nguồn Internet)
1. Dẫn độ là gì?
Theo khoản 1 Điều 32 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định: Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
Theo đó, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể:
– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.
– Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.
2. Các trường hợp bị dẫn độ
Các trường hợp cần dẫn độ đực quy định tại Điều 33 Luật Tương trợ tư pháp 2007, bao gồm các trường hợp sau:
3. Những quốc gia có hiệp định dẫn độ với Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có hiệp định dẫn độ với những quốc gia sau:
– Hiệp định dẫn độ với Mông Cổ (Thông báo 14/2021/TB-LPQT).
– Hiệp định dẫn độ với Mô-dăm-bích (Thông báo 10/2021/TB-LPQT).
– Hiệp định dẫn độ với Ca-dắc-xtan (Thông báo 02/2020/TB-LPQT).
– Hiệp định dẫn độ với Cam-pu-chia (Thông báo 71/2014/TB-LPQT).
– Hiệp định dẫn độ với Pháp (Thông báo 33/2020/TB-LPQT).
– Hiệp định dẫn độ với Ô-xtrây-lia (Thông báo 24/2014/TB-LPQT).
– Hiệp định dẫn độ với Trung Hoa (Thông báo 03/2020/TB-LPQT).
– Hiệp định dẫn độ với Ấn Độ năm 2011 (Thông báo 42/2013/TB-LPQT).
– Hiệp định dẫn độ với Tây Ban Nha (Thông báo 17/2017/TB-LPQT).
– Hiệp định dẫn độ với An-giê-ri (Thông báo 22/2014/TB-LPQT).
– Hiệp định dẫn độ với Hung-ga-ri (Thông báo 33/2017/TB-LPQT).
– Hiệp định dẫn độ với In-đô-nê-xi-a (Thông báo 24/2015/TB-LPQT).
– Hiệp định dẫn độ với Xri Lan-ca (Thông báo 45/2017/TB-LPQT).
Trên đây là tư vấn của chúng tôi.về quy định dẫn độ và các quốc gia có hiệp định dẫn độ với Việt Nam. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.
Rất mong.nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——