Cơ sở muốn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa cần đáp ứng những điều kiện gì và cần có hồ sơ cũng như thực hiện những thủ tục gì? Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị định 78/2016/NĐ-CP
2. Phân loại cơ sở đào tạo
Cơ sở đào tạo được chia thành bốn loại, gồm:
- Cơ sở đào tạo loại 1: Được phép đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp các loại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa.
- Cơ sở đào tạo loại 2: Được phép đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn từ hạng nhì trở xuống, chứng chỉ chuyên môn.
- Cơ sở đào tạo loại 3: Được phép đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn từ hạng ba trở xuống, chứng chỉ chuyên môn.
- Cơ sở đào tạo loại 4: Được phép đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư, chứng chỉ nghiệp vụ.
3. Điều kiện của cơ sở đào tạo
3.1. Điều kiện về phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra
Hệ thống phòng học chuyên môn và phòng thi, kiểm tra phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra; xưởng thực hành; khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, bao gồm: Phòng học pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, phòng học điều khiển phương tiện thủy nội địa, phòng học lý thuyết máy – điện và phòng học thủy nghiệp cơ bản. Phòng thi, kiểm tra có thể được bố trí chung với các phòng học chuyên môn.
3.2. Điều kiện về xưởng thực hành
Các xưởng thực hành phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra; xưởng thực hành; khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, bao gồm: Xưởng thực hành nguội – cơ khí, thực hành máy – điện.
3.3. Điều kiện về khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy
Khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra; xưởng thực hành; khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Phương tiện thực hành phải có giấy tờ hợp pháp về đăng ký, đăng kiểm, các trang thiết bị phục vụ hành trình, cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng và phải treo biển “Phương tiện huấn luyện” ở vị trí dễ quan sát trong khi huấn luyện
3.4. Nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
Nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3.5. Đội ngũ giáo viên
Tiêu chuẩn của đội ngũ giáo viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
Đối với giáo viên dạy thực hành, ngoài tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
- Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy trưởng phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng cao hơn ít nhất 01 hạng so với hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được phân công giảng dạy;
- Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất và có thời gian đảm nhiệm chức danh hạng nhất từ 36 tháng trở lên.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
Hồ sơ bao gồm:
- 01 tờ khai của cơ sở đào tạo đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu.
- 01 bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của giáo viên và hợp đồng của giáo viên.(hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thỉnh giảng hoặc.hình thức hợp đồng phù hợp khác theo quy định của pháp luật).
- 01 bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng hoặc hợp đồng thuê:.phòng học, xưởng thực tập, phương tiện, cầu cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước để dạy thực hành;.giấy tờ về đăng ký, đăng kiểm phương tiện còn hiệu lực phù hợp với loại, hạng và thời gian đào tạo.
5. Trình tự cấp giấy chứng nhận
Cơ sở đào tạo có nhu cầu đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định,.gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ,.trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ,.cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo quy định. Sau khi kết thúc kiểm tra, nếu đáp ứng đủ Điều kiện,.trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ,.cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đào tạo;.trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thủ tục cấp.Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên,.người lái phương tiện thủy nội địa.. Luật Triệu Phúc hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất mong nhận được sự hợp tác!.
Trân trọng./.
—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——