Hiện nay, khi nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam cần thông qua nhiều thủ tục hành chính,.đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức và trình độ để thành lập công ty tại Việt Nam. Nhưng trên thực tế,.không phải nhà đầu tư nào cũng đủ năng lực chuyên môn để có thể thực hiện thủ tục. Hiểu được điều này,.chúng tôi đã tổng hợp thủ tục thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam.nhằm giúp quý doanh nghiệp hoàn thành dự án đầu tư một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.
1. Điều kiện cần khi thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam
1.1. Nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong các hình thức đầu tư sau.
– Thành lập tổ chức kinh tế (hay còn gọi là đầu tư trực tiếp). Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải có dự án đầu tư và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật.
– Đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế được thành lập tại Việt Nam. (còn gọi là đầu tư gián tiếp).
– Các hình thức đầu tư khác như: Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP,.đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC. (Vì tính phức tạp và không phổ biến của 2 loại hình đầu tư này.nên chúng tôi không đề cập chi tiết tại đây).
1.2. Ngoài ra, nhà đầu tư còn phải đáp ứng các điều kiện sau để thành lập công ty có vốn nước ngoài
Sở hữu vốn điều lệ không hạn chế, trừ 3 trường hợp cụ thể sau:
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết,.công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán,.quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa,.chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa,.chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nhà nước;
– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quy định tại điểm a và điểm b khoản này.được thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế.mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Phạm vi hoạt động,.hình thức đầu tư,.đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và các điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Việc nhà đầu tư có được thành lập công ty vốn nước ngoài hay không.phụ thuộc vào ngành nghề mà nhà đầu tư dự định kinh doanh tại Việt Nam. Ví dụ:
– Nhà đầu tư không được thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.để hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bởi theo quy định của pháp luật hiện hành,.chỉ những doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và do tổ chức,.cá nhân Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ mới được cấp phép hoạt động.
– Trong lĩnh vực dịch vụ sản xuất phim,.nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư. Tuy nhiên, chỉ được phép đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam để thành lập công ty.và phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 51% vốn điều lệ của công ty.
Đối tượng phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư
– Công ty do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn từ 1% đến 100% khi thành lập;
– Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; hoặc đầu tư theo hợp đồng BCC;
– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn,.mua cổ phần vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp công ty đang hoạt động kinh doanh đúng lĩnh vực đăng ký đầu tư giáo dục đào tạo, nếu nhà đầu tư nước ngoài mua từ 1% vốn góp cũng cần thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Quy định đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trước ngày 01/07/2015:.Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được phép hoạt động kinh doanh thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
2. Hồ sơ thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam
2.1. Nhà đầu tư là cá nhân
– Bản sao hộ chiếu
– Bản giải trình năng lực tài chính của nhà đầu tư và các tài liệu kèm theo
– Hợp đồng thuê trụ sở, văn phòng, địa điểm và các giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê
– Giấy tờ pháp lý vị trí dự án (sổ hồng)
2.2. Nhà đầu tư là tổ chức
Bản sao giấy chứng nhận thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư đã được hợp pháp hóa lãnh sự và chứng thực
Bản sao một trong 5 loại giấy tờ sau đã được chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự:
– Báo cáo tài chính của nhà đầu tư trong 2 năm gần nhất
– Cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ
– Thư cam kết hỗ trợ tài chính từ các tổ chức tài chính
– Văn bản đảm bảo năng lực tài chính của nhà đầu tư
– Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với số vốn dự định đầu tư vào Việt Nam
Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân bản sao công chứng của người đại diện công ty tại nước ngoài chứng nhận và hợp pháp hóa lãnh sự
Hộ chiếu công chứng của giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty tại Việt Nam. Nếu là người nước ngoài cần chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự
Hợp đồng thuê trụ sở, địa chỉ, văn phòng và các giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê
Bản giải trình về sử dụng công nghệ theo quy định của pháp luật đối với dự án có sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên gọi, xuất xứ công nghệ, thông số công nghệ, sơ đồ quy trình, tình trạng sử dụng thiết bị chính, máy móc và dây chuyền công nghệ.
3. Thủ tục thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam
Bước 1: Nộp hồ sơ đầy đủ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư sau:
– Dự án đầu tư ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế
– Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao ở những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý
Ban Quản lý Khu chế xuất, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp tiếp nhận, cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, bao gồm:
– Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp
– Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế
Sở Kế hoạch và Đầu tư – nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính hoặc dự kiến đặt trụ sở/văn phòng điều hành/thực hiện dự án đầu tư, tiếp nhận và thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau:
– Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
– Dự án đầu tư thực được triển khai đồng thời trong và ngoài khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ và trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tương tự như đối với doanh nghiệp vốn Việt Nam.
Bước 3: Tiến hành thủ tục xin phép kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện:
Căn cứ Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
– Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để tiêu dùng.
– Nhà đầu tư không phải cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, bán buôn hàng hóa (không thuộc nhóm dầu mỡ, đường, gạo, tạp chí, sách, báo)
– Nhà đầu tư cấp Giấy phép kinh doanh khi thành lập cơ sở bán lẻ hoặc thực hiện hoạt động bán lẻ
– Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh lữ hành quốc tế trong phạm vi đưa khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.
– Nhà đầu tư xin ý kiến chấp thuận của Sở Giáo dục và Đào tạo trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Trước khi chính thức đi vào hoạt động, doanh nghiệp đã xin giấy phép hoạt động trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về hoạt động của công ty nước ngoài. Luật Triệu Phúc hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất mong nhận được sự hợp tác!.
Trân trọng./.
—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——