Điều kiện, thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú từ 20/11/2024

Điều kiện, thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú từ 20/11/2024 được quy định như thế nào? Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục là những hành vi nào?

  • Căn cứ pháp lý:

– Luật Giáo dục số 43/2019/QH14;

– Nghị định 125/2024/NĐ-CP.

Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet

Điều kiện thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú

Điều 53 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập như sau:

a. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan của địa phương nơi trường đặt trụ sở.

b. Đề án thành lập trường xác định rõ:

  • Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục;
  • Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường;
  • Tổ chức bộ máy;
  • Nguồn lực và tài chính;
  • Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú

*Hồ sơ thành lập

a. Tờ trình đề nghị thành lập trường (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);

b. Đề án thành lập trường (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

*Trình tự thực hiện:

a. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng đề án thành lập trường; lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

b. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét các điều kiện thành lập trường tại hồ sơ; nếu đủ điều kiện thì quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho các cơ quan có liên quan và nêu rõ lý do.

Quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

(Điều 54 Nghị định 154/2024/NĐ-CP)

Nhà nước quy định thế nào về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục?

Điều 16 Luật Giáo dục 2019 quy định về vấn đề này như sau:

Điều 16. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

1. Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.

2. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.

3. Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

4. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục là những hành vi nào?

Điều 22 Luật Giáo dục 2019 quy định các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong sở sở giáo dục. Cụ thể:

a. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.

b. Xuyên tạc nội dung giáo dục.

c. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

d. Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.

đ. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

e. Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Điều kiện thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú từ 20/11/2024. Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *