Qua bài viết dưới đây, Luật Triệu Phúc xin gửi tới Quý khách hàng kiến thức về tranh chấp nội bộ doanh nghiệp và các thông tin liên quan.
Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet
- Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
– Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại
1. Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là gì?
– Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể thế nào là tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, tuy nhiên có thể hiểu tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh trong quan hệ kinh doanh, thương mại, lao động, góp vốn, … giữa công ty và các thành viên/cổ đông hoặc giữa các thành viên/cổ đông trong công ty.
– Tại khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng liệt kê một số tranh chấp nội bộ doanh nghiệp như sau:
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty:
- Tranh chấp chủ yếu liên quan đến cam kết góp vốn khi thành lập, khi tăng vốn điều lệ;
- Định giá tài sản góp vốn, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn;
- Phân chia lợi nhuận, ….
– Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức của công ty.
– Có thể kể đến như:
- Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ góp vốn;
- Tài sản góp vốn, chuyển nhượng vốn; tranh chấp về việc phân chia lợi nhuận;
- Tranh chấp về quyền được đề cử, ứng cử vào các vị trí quản lý;
- Tranh cấp trong việc ra quyết định quản lý, điều hành doanh nghiệp,…
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
2.1. Thương lượng
Những tranh chấp trong nội bộ, pháp luật ưu tiên khuyến khích các bên tự thương lượng, hòa giải. Đây là phương thức giúp hài hòa lợi ích của các bên và tiết kiệm chi phí nhất.
2.2. Hòa giải thương mại
– Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.
– Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại thực hiện theo Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
– Các bên lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại hoặc tự thỏa thuận thủ tục hòa giải.
– Trường hợp không có thỏa thuận thì hòa giải viên thương mại tiến hành theo trình tự, thủ tục phù hợp với tình tiết, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.
Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet
2.3. Khởi kiện tại Trọng tài thương mại
– Tranh chấp chỉ được giải quyết bằng Trọng tài khi có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp vô hiệu. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập trước hoặc sau khi có tranh chấp, bằng văn bản, dưới hình thức là một thỏa thuận riêng hoặc một điều khoản trong hợp đồng.
– Ưu điểm của phương thức giải quyết này là:
- Tính bảo mật thông tin cao;
- Tiết kiệm thời gian;
- Phù hợp với nhu cầu của nhiều doanh nghiệp trong việc bảo vệ các bí mật kinh doanh, tài liệu quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp, ….
2.4. Khởi kiện tại Tòa án
– Đây là phương thức mang tính quyền lực nhà nước cao nhất và có giá trị cao trong cưỡng chế thi hành án. Việc khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại Tòa án phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, những tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, bên có quyền lợi bị ảnh hưởng có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là pháp nhân.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
–—– Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——