Thủ tục cấp Chứng nhận an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là một dược liệu quý tốt cho sức khỏe. Để kinh doanh đông trùng hạ thảo an toàn thì sản phẩm này cần được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu về thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh đông trùng hạ thảo qua bài viết dưới đây!

attp sản xuất kinh doanh đông trùng hạ thảo

1. Căn cứ pháp lý

– Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 quy định về quyền và nghĩa vụ trong bảo đảm an toàn thực phẩm.

– Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

2. Lý do xin cấp chứng nhận ATTP sản xuất kinh doanh đông trùng hạ thảo

Tuân thủ quy định pháp luật. 

Cam kết chất lượng với người tiêu dùng.

Nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm.

Tăng cơ hội kinh doanh và xuất nhập khẩu.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chứng nhận ATTP là điều kiện để công bố sản phẩm.

3. Điều kiện cấp chứng nhận an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh đông trùng hạ thảo

3.1. Cơ sở vật chất

– Khu vực sản xuất phải nguyên vẹn (tường, cửa, sàn, mái) để bảo vệ sản phẩm khỏi các tác nhân thời tiết và côn trùng xâm nhập.

– Cơ sở phải bố trí sao cho cung cấp đầy đủ ánh sáng.

– Sàn, trần, tường phải làm từ vật liệu nhẵn, không thấm nước, dễ lau chùi.

– Cơ sở sản xuất phải được xây dựng cách xa địa điểm ô nhiễm.

– Khu vực sản xuất phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều. 

– Nhà vệ sinh không được nằm trong khu vực sản xuất.

– Các bóng đèn chiếu sáng gắn trên tường, trần phải có chụp bảo vệ

3.2. Thiết bị, dụng cụ sản xuất

– Các thiết bị, dụng cụ sản xuất tiếp xúc thực phẩm phải làm từ vật liệu an toàn, dễ làm sạch.

– Các thiết bị, dụng cụ phải luôn trong tình trạng sạch sẽ, không bị rỉ sét để tránh nguy cơ nhiễm bẩn sản phẩm.

3.3. Kiểm soát động vật gây hại

– Cần có các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa sự ô nhiễm bởi côn trùng, động vật gặm nhắm gây ra.

– Xung quanh khu vực chế biến phải vệ sinh sạch sẽ, lỗ thông gió phải được che chắn để ngăn chặn xâm nhập của côn trùng.

3.4. Về nguồn nước và nước thành phẩm

– Nguồn nước phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

3.5. Nguyên liệu sử dụng

– Nguyên liệu sử dụng phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

3.6. Xử lý chất thải

– Chất thải phải được xử lý sao cho không thu hút côn trùng, động vật gặm nhắm, chim, hoặc các loại phá hoại khác đồng thời không gây nguy cơ ô nhiễm môi trường.

3.7. Con người

– Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cũng như khám sức khỏe định kỳ.

4. Hồ sơ cấp giấy an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh đông trùng hạ thảo

Đơn đề nghị cấp giấy an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh đông trùng hạ thảo.

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm an toàn thực phẩm của kho bảo quản.

Bản vẽ sơ đồ mặt bằng kho lạnh bảo quản thực phẩm.

Danh sách xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh.

Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

5. Nộp hồ sơ cấp giấy an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh đông trùng hạ thảo

Trường hợp là (hộ kinh doanh) nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân Quận nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Hoặc nộp hồ sơ tại Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm nếu địa điểm kinh doanh tại các tỉnh trên toàn quốc.

Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ thẩm định cơ sở để đánh giá, xem xét cấp giấy chứng nhận ATTP.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh đông trùng hạ thảo.  Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất.mong.nhận.được.sự.hợp.tác!
Trân.trọng./.
—— Bộ.phận..vấn.pháp.luật – Công.ty.Luật.TNHH.Triệu.Phúc ——

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *