Một số quy định về quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam

Việc cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội đầu tư và phát triển cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh, chủ quyền quốc gia, Luật Nhà ở 2023 cũng đặt ra các quy định và hạn chế cụ thể, nhằm điều chỉnh và quản lý hoạt động này một cách chặt chẽ. Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu về vấn đề quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam qua bài viết sau.

1. Quy định pháp lý về quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam

Theo Luật Nhà ở 2023, quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được nêu rõ trong Điều 17, với các hình thức và điều kiện cụ thể như sau:

“Điều 17. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ thông qua các hình thức sau đây:

a) Tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều Luật Nhà ở 2023 được sở hữu nhà ở thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam;

b) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định tạiĐiều 16 của Luật Nhà ở 202;

c) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023.”

2. Điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Dựa trên Điều 18 của Luật Nhà ở 2023, quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài chỉ được đảm bảo nếu đáp ứng các điều kiện pháp lý nhất định:

– Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 phải là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và pháp luật về kinh doanh bất động sản.

– Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động hoặc thành lập tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật.

– Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 phải không thuộc trường hợp được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

3. Các quy trình và thủ tục để người nước ngoài sở hữu nhà ở

(Ảnh minh họa; Nguồn Internet)

Quá trình để người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam đòi hỏi tuân thủ các thủ tục và quy trình pháp lý nhất định, tương tự như người Việt Nam nhưng có một số điểm khác biệt:

– Chuẩn bị hồ sơ sở hữu: Hồ sơ cần có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy tờ hợp lệ về nhân thân và giấy phép lao động hoặc thẻ thường trú.

– Ký hợp đồng tại văn phòng công chứng: Hợp đồng mua bán hoặc chuyển nhượng nhà ở phải được lập bằng văn bản và thực hiện tại văn phòng công chứng. Điều này giúp đảm bảo tính pháp lý và bảo vệ quyền lợi của người mua.

– Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu: Sau khi ký hợp đồng, người mua cần nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có bất động sản. Sau khi hồ sơ được xác nhận hợp lệ, cơ quan nhà nước sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu theo quy định, với thời hạn sở hữu là 50 năm.

– Thực hiện các nghĩa vụ tài chính:.Người mua cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính.liên quan như thuế thu nhập cá nhân,.phí trước bạ,.và các khoản phí khác.nếu có.

4. Những hạn chế trong  việc người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Điều 19 của Luật Nhà ở 2023.đặt ra một số hạn chế cụ thể.nhằm kiểm soát quyền sở hữu nhà ở.của người nước ngoài:

Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về vấn đề.quyền sở hữu nhà ở.của người nước ngoài.tại Việt Nam. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong.nhận được.sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *