Mức nồng độ cồn tối thiểu và mức nồng độ cồn tối đa khi lái xe là bao nhiêu?

Mức nồng độ cồn tối thiểu và mức nồng độ cồn tối đa khi lái xe là bao nhiêu? Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau.

(Ảnh minh họa; Nguồn Internet)

Căn cứ pháp lý:

– Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019;

– Nghị định 100/2019/NĐ-CP  ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

1. Một số định nghĩa

– Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm (Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019).

– Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước (Khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019).

– Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính (Khoản 3 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019).

Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C (Khoản 4 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019).

2. Uống rượu, bia có được tham gia giao thông không?

Khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định như sau:

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

[…]

6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

[…]

(Ảnh minh họa; Nguồn Internet)

Theo đó, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm.

Như vậy, theo quy định thì không có mức nồng độ cồn tối thiểu hay tối đa mà chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì nghiêm cấm không được lái xe tham gia giao thông.

3. Mức nồng độ cồn cao nhất đối với người điều khiển ô tô, xe máy vi phạm là bao nhiêu?

Mức nồng độ cồn cao nhất đối với người điều khiển ô tô, xe máy vi phạm được hiểu là mức nồng độ cồn tương ứng với mức phạt tiền cao nhất đối với người vi phạm được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

3.1. Mức nồng độ cồn cao nhất đối với ô tô

Điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức độ cồn cao nhất đối với ô tô. Theo đó, người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

3.2. Mức nồng độ cồn cao nhất đối với xe máy 

Điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức độ cồn cao nhất đối với xe máy. Theo đó:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

 

Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về mức nồng độ cồn tối thiểu và mức nồng độ cồn tối đa khi lái xe. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong.nhận được.sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *