Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Khi đi khám chữa bệnh BHYT, người dân chỉ cần xuất trình thẻ BHYT và căn cước công dân để đăng ký mà ít có sự kiểm soát, đối chiếu chứng thực. Do đó, nhiều người không tham gia BHYT có ý định mượn thẻ BHYT của người thân có nhận dạng gần giống mình để sử dụng khi đi khám chữa bệnh. Mức xử phạt đối với người sử dụng thẻ BHYT của người khác hiện nay là bao nhiêu? Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu qua bài viết sau.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Bảo hiểm y tế 2008;
– Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
1. Có được cho người khác mượn thẻ BHYT không?
Điều 37 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về nghĩa vụ của người tham gia BHYT, gồm có:
– Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
– Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.
– Thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
– Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
– Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Như vậy, người tham gia BHYT không được cho người khác mượn và sử dụng thẻ BHYT của mình.
2. Xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng thẻ BHYT của người khác
Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh. Cụ thể như sau:
“Điều 84. Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Căn cứ vào quy định trên, ta thấy:
– Trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại quỹ BHYT: người vi phạm có thể bị phạt từ 01 đồng đến 02 triệu đồng đối với.
– Trường hợp làm thiệt hại quỹ BHYT: phạt từ 03 triệu đồng 05 triệu đồng và buộc phải hoàn trả đã vi phạm vào quỹ.
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng thẻ BHYT của người khác
Bên cạnh xử phạt hành chính, người có hành vi sử dụng thẻ BHYT của người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận BHYT (khoản 1 Điều 215 Bộ luật hình sự 2015). Cụ thể như sau:
“Điều 215. Tội gian lận bảo hiểm y tế
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;
b) Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.”
Theo đó, người nào có hành vi dùng thẻ BHYT của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ BHYT trái với quy định thì có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 10 năm tùy vào tính chất, mức độ và hành vi phạm tội.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi.về xử phạt hành chính và hình sự.đối với người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——