Nợ thuế có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm cả việc xuất cảnh. Vậy người đại diện pháp luật cũ có bị tạm hoãn xuất cảnh do doanh nghiệp nợ thuế không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.
(Ảnh minh họa; Nguồn Internet)
1. Người đại diện pháp luật cũ có bị tạm hoãn xuất cảnh do doanh nghiệp đang nợ thuế không?
Đối với vấn đề có tạm hoãn xuất cảnh người đại diện pháp luật cũ do doanh nghiệp đang nợ thuế không, Tổng Cục thuế có hướng dẫn như sau:
Khoản 5 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Theo đó, người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.
Khoản 7 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 cũng quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như sau:
“Điều 124. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
[…]
7. Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.
[…]”
Khoản 1 Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh. Cu7j thể như sau:
“Điều 21. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
1. Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm:
a) Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
[…]”
Theo các quy định trên, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế sẽ thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.
Trường hợp có đủ căn cứ để xác định tại thời điểm cơ quan thuế ban hành thông báo tạm hoãn xuất cảnh, cá nhân không còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thì cá nhân đó không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.
Như vậy, nếu có đủ để xác định thì người đại diện pháp luật cũ sẽ không bị tạm hoãn xuất cảnh do doanh nghiệp đang nợ thuế.
2. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh do doanh nghiệp nợ thuế
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế được quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 126/2020. Cụ thể như sau:
“Điều 21. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
[…]
2. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh
a) Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế và công tác quản lý thuế trên địa bàn để quyết định việc lựa chọn các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh và hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
c) Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm hủy bỏ việc tạm hoãn xuất cảnh chậm nhất không quá 24 giờ làm việc, kể từ khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
[…]”
Theo đó, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế sẽ có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế căn cứ tình hình thực tế và công tác quản lý thuế trên địa bàn.
3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh do doanh nghiệp nợ thuế
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế được quy định tại Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:
“Điều 38. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh
1. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như sau:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này;
c) Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm;
d) Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng;
đ) Trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.”
4. Hủy bỏ lệnh tạm hoãn xuất cảnh
Căn cứ Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.có quy định.mọi biện pháp ngăn chặn.đang áp dụng phải được hủy bỏ.khi thuộc một trong các trường hợp như sau:
– Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
– Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
– Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
– Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội,.miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt,.hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo,.phạt tiền, cải tạo không giam giữ.
– Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định. Trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.
Theo đó, cá nhân sẽ được hủy bỏ lệnh tạm hoãn xuất cảnh khi thuộc một trong các trường hợp như đã nêu trên.
Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về vấn đề tạm hoãn xuất cảnh.người đại diện pháp luật.trong trường hợp.doanh nghiệp còn nợ thuế. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.
Rất mong.nhận được.sự hợp tác!
Trân trọng./.
—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——