Nhãn hiệu và những điều cần biết

Nhãn hiệu là gì? Điều để để được đăng ký nhãn hiệu được quy định như thế nào? Có phải bất cứ nhãn hiệu nào cũng phải đăng ký bảo hộ thì mới được bảo hộ hay không? Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu những thông tin về nhãn hiệu và những điều cần biết về nhãn hiệu thông qua bài viết dưới đây.

  • Căn cứ pháp lý:

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet

1. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Cụ thể có 04 loại nhãn hiệu sau đây:

2. Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

(i). Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;

(ii). Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

(iii). Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

(iv). Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

(v). Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

(vi). Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có;

(vii). Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.

Những nhãn hiệu nổi tiếng – Nguồn từ Internet

3. Có bắt buộc đăng ký thì mới được bảo hộ nhãn hiệu?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập như sau:

– Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thông thường: Xác lập dựa trên quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

– Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng: Xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào việc tổ chức, cá nhân sở hữu nhãn hiệu này có làm thủ tục đăng ký hay không.

Theo đó, nhãn hiệu có thể không cần làm thủ tục đăng ký vẫn được pháp luật bảo hộ. Trường hợp không cần đăng ký mà cũng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chỉ áp dụng đối với nhãn hiệu nổi tiếng, đây là nhãn hiệu bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.

Một nhãn hiệu là nổi tiếng được lựa chọn từ một số hoặc tất cả các tiêu chí sau đây:

– Số lượng người tiêu dùng đã biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua tin quảng cáo.

– Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.

– Doanh số từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được cá nhân, tổ chức bán ra, lượng dịch vụ đã được cá nhân, tổ chức cung cấp.

– Thời gian sử dụng một các liên tục nhãn hiệu đó.

– Mức độ uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu đó.

– Số lượng quốc gia công nhận đó là nhãn hiệu nổi tiếng.

– Giá chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

4. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

– Thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận này được quy định là 10 (mười) năm kể từ ngày nộp đơn. Có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

– Nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng “độc quyền” nhãn hiệu mà mình đã đăng ký, cá nhân, tổ chức có thể làm thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Trên đây là những tư vấn của Chúng tôi về Nhãn hiệu và những điều cần biết. Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

——- Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——-

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *