Phân biệt tố cáo với tố giác

Tố cáo và tố giác là hai thuật ngữ mà còn rất nhiều người nhầm lẫn. Vậy, hai thuật ngữ này có những điểm khác nhau nào cần lưu ý? Cùng Luật Triệu Phúc phân biệt tố cáo và tố giác qua bài viết dưới đây!

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021;
  • Luật tố cáo năm 2018;
  • Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tin báo về tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố.

phân biệt tố cáo và tố giác

2. Phân biệt tố cáo và tố giác

Để phân biệt được tố cáo và tổ giác khác nhau như thế nào, mời bạn tham khảo bảng bên dưới:

 

Tiêu chí

Tố cáo

Tố giác

Khái niệm

Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật tố cáo năm 2018 thì tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật tố cáo năm 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tố cáo là quyền của công dân. Tố giác được quy định Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021.

Theo đó, tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tố giác về tội phạm vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân.

Chủ thể

Chủ thể tố cáo là cá nhân, có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng, người bị tố cáo cũng phải có tên tuổi, địa chỉ, nội dung tố cáo phải chỉ rõ hành vi bị tố cáo. Chủ thể tố giác là cá nhân, chủ thể này cho rằng có một sự kiện vi phạm pháp luật đã hoặc sẽ xảy ra ngoài xã hội có dấu hiệu tội phạm, là một hình thức cung cấp nguồn tin, dấu hiệu hay sự việc vi phạm pháp luật bằng cách báo cho cơ quan Nhà nước xem xét, làm rõ.Tố giác tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản; hành vi bị tố giác tội phạm phải được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Đối tượng

Đối tượng của Tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm. Đối tượng của Tố giác về tội phạm chỉ có hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu thành tội phạm.

Về hệ quả pháp lý

Tố cáo chỉ phát sinh quan hệ pháp lý khi công dân trực tiếp tố cáo hoặc gửi đơn tố cáo đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm. Nếu công dân không tố cáo dù là đã phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân khác thì họ cũng không phải chịu bất kỳ hình thức xử lý theo pháp luật nào. Tố giác tội phạm trong một số trường hợp phát sinh quan hệ pháp lý ngay từ thời điểm tội phạm có dấu hiệu xảy ra. Khi công dân biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội không tố giác tội phạm theo Điều 390 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trách nhiệm về thông tin

Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình, trường hợp tố cáo sai sự thật thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý về hành chính hoặc hình sự về Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Người tố giác cũng phải chịu trách nhiệm đối với nội dung tố giác. Nếu cố ý tố giác sai sự thật thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý về Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại Điều 12, Luật tố cáo năm 2018:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,. công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan,.tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,. công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan,.tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,. công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan,.tổ chức do người đứng đầu cơ quan,.tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan,.tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.
  • Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập,.chia, tách do người đứng đầu cơ quan, tổ chức sau hợp nhất, sáp nhập,.chia, tách mà người bị tố cáo đang công tác chủ trì giải quyết;.người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.
  • Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan,.tổ chức đã bị giải thể do người đứng đầu cơ quan,.tổ chức quản lý cơ quan, tổ chức trước khi bị giải thể giải quyết.
  • Tố cáo cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC:

  • Cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;.trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc.Trung ương có thẩm quyền giải quyết tố giác,.tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.
  • Viện kiểm sát giải quyết tố giác,.tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra,.Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra,.xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày.kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác,.tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.

Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 30, Luật tố cáo năm 2018:.Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

  •  Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
  • Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Thời hạn giải quyết tố giác được quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC:

  • Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không quá.20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
  • Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh, chậm nhất 05 ngày.trước khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC,.Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công),.cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý,.giải quyết phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
  • Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị nêu trên,.Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phải xem xét, quyết định. Trường hợp đề nghị của cơ quan đang thụ lý,.giải quyết là có căn cứ thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát (trong trường hợp được Viện trưởng ủy quyền hoặc phân công).ra Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh;.thời hạn gia hạn kiểm tra, xác minh là không quá 02 tháng.kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều  Điều 11 Thông tư 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC.
  • Trường hợp xét thấy đề nghị của cơ quan đang thụ lý,.giải quyết là không có căn cứ thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát.(trong trường hợp được Viện trưởng ủy quyền hoặc phân công) ra văn bản thông báo nêu rõ lý do cho cơ quan đang thụ lý,.giải quyết và cơ quan đang thụ lý,.giải quyết phải dừng việc kiểm tra, xác minh.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi phân biệt tố cáo và tố giác.  Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất.mong.nhận.được.sự.hợp.tác!
Trân.trọng./.
—— Bộ.phận..vấn.pháp.luật – Công.ty.Luật.TNHH.Triệu.Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *