Buôn lậu và trốn thuế – hai hành vi tưởng chừng tương đồng nhưng lại mang những dấu hiệu pháp lý và hình thức xử lý khác nhau. Cùng Luật Triệu Phúc phân biệt qua bài viết dưới đây!
Tiêu chí |
Tội buôn lậu |
Tội trốn thuế |
Căn cứ pháp lý |
Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 | Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 |
Định nghĩa |
Tội buôn lậu là hành vi mua bán, vận chuyển hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa Việt Nam hoặc ngược lại trái pháp luật, tức là không khai báo hải quan hoặc không tuân thủ các quy định pháp luật về nhập khẩu, xuất khẩu. | Tội trốn thuế là hành vi cố tình không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế hoặc gian dối nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theo quy định pháp luật. |
Hành vi |
Buôn bán hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc di vật, cổ vật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà không thực hiện đóng thuế và trốn tránh sự kiểm soát của hải quan. | – Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế– Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật
– Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp – Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán – Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn – Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn – Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan- Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, – Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa |
Mục đích |
Tội buôn lậu nhằm vận chuyển và mua bán hàng hóa trái phép qua biên giới để tránh các quy định xuất nhập khẩu và thu lợi nhuận.
Buôn lậu được thực hiện qua vận chuyển hàng hóa qua biên giới mà không khai báo hải quan hoặc không có giấy phép. |
Tội trốn thuế là hành vi gian lận để giảm hoặc tránh nghĩa vụ nộp thuế bằng cách che giấu thông tin hoặc khai báo sai.
Trốn thuế chủ yếu thông qua việc gian lận khai báo thuế, không kê khai hoặc kê khai sai doanh thu, chi phí. |
Khung hình phạt |
Đối với cá nhân:Khung 1: Phạt tiền từ 50 triệu đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung 2: Phạt tiền từ 300 triệu đến 1 tỷ 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm Khung 3: Phạt tiền từ 1 tỷ 500 triệu đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đối với pháp nhân:Mức 1: Phạt tiền từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng. Mức 2: Phạt tiền từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng. Mức 3: Phạt tiền từ 3 tỷ đến 7 tỷ đồng. Mức 4: Phạt tiền từ 7 tỷ đến 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm. Mức 5: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 50 triệu đến 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |
Đối với cá nhânKhung 1: Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Khung 2: Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Khung 3: phạt tiền từ 1 tỷ 500 triệu đồng đến 4 tỷ 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đối với pháp nhân:Mức 1: Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng; Mức 2: phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng. Mức 3: phạt tiền từ 3 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm. Mức 4: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |
Mức phạt hành chính |
Mức 1: từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.Mức 2: từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
Mức 3: từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng. Mức 4: từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng. Mức 5: từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Mức 6: từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Mức 7: từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Mức 8: từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Mức 9: từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng. |
Mức 1: Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế.Mức 2: Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế.
Mức 3: Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế. Mức 4: Phạt tiền 2,5 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế. Mức 5: Phạt tiền 3 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế. |
Phạm vi |
Tội buôn lậu chủ yếu xảy ra trong hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới quốc gia. | Tội trốn thuế lại liên quan đến quản lý thuế nội địa, bao gồm các loại thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, và thuế giá trị gia tăng. |
Thủ tục khởi tố |
Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tin báo, tố giác từ cá nhân, cơ quan, tổ chức. Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác minh các tin tức về tội phạm trong 20 ngày đến 2 tháng.
Bước 3: Ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự |
|
Thẩm quyền giải quyết |
Cơ quan công an cấp huyện, cấp tỉnh và Cục Cảnh sát Kinh tế (C03).Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh, tối cao.
Tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh, tối cao. |
Cơ quan công an cấp huyện, cấp tỉnh, Cục Cảnh sát Kinh tế (C03) và Cục Thuế.Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh, tối cao.
Tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh, tối cao. |