Phân biệt Tội buôn lậu và Tội vận chuyển trái phép qua biên giới

Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có được xem là hành vi phạm tội buôn lậu? Liệu có thể đồng nhất hai tội danh này với nhau hay không? Cùng Luật Triệu Phúc phân biệt hay tội này qua bài viết dưới đây!

Phân biệt Tội buôn lậu và Tội vận chuyển trái phép qua biên giới

Điểm giống nhau:

  • Buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới đều liên quan đến hành vi vi phạm quy định về quản lý xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến trật tự kinh tế.
  • Cả hai đều diễn ra qua biên giới quốc gia hoặc khu vực phi thuế quan và có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Điểm khác nhau:

  • Tội buôn lậu nhằm kinh doanh và thu lợi nhuận thông qua việc vận chuyển, mua bán hàng hóa trái phép qua biên giới mà không tuân thủ quy định xuất nhập khẩu và nộp thuế. Trong khi đó, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới chỉ đơn thuần là di chuyển hàng hóa hoặc tiền tệ qua biên giới mà không vì mục đích lợi nhuận.
  • Tội buôn lậu liên quan đến hàng hóa có giá trị kinh tế và tính thương mại như hàng hóa cấm hoặc hạn chế. Tội vận chuyển trái phép bao gồm cả hàng hóa và tiền tệ như tiền mặt, vàng, ngoại tệ, ngay cả khi không thuộc diện cấm nhưng phải khai báo theo quy định pháp luật.

Tiêu chí

Tội buôn lậu

Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ  qua biên giới

Căn cứ pháp lý

Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017

Định nghĩa

Tội buôn lậu là hành vi mua bán, vận chuyển hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa Việt Nam hoặc ngược lại trái pháp luật, tức là không khai báo hải quan hoặc không tuân thủ các quy định pháp luật về nhập khẩu, xuất khẩu. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là hành vi vận chuyển hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật, tức là không khai báo hải quan hoặc không tuân thủ các quy định pháp luật về nhập khẩu, xuất khẩu.

Hành vi

Buôn bán hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc di vật, cổ vật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà không thực hiện đóng thuế và trốn tránh sự kiểm soát của hải quan. Vận chuyển (đưa, mang) hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trái phép qua biên giới (gồm biên giới trên bộ, biên giới trên không và biên giới trên biển) hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại. Việc vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền mà không nhằm mục đích bán.

Khung hình phạt

Đối với cá nhân:

Khung 1: Phạt tiền từ 50 triệu đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 

Khung 2: Phạt tiền từ 300 triệu đến 1 tỷ 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

Khung 3: Phạt tiền từ 1 tỷ 500 triệu đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 

Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với pháp nhân:

Mức 1: Phạt tiền từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng.

Mức 2: Phạt tiền từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng.

Mức 3: Phạt tiền từ 3 tỷ đến 7 tỷ đồng.

Mức 4: Phạt tiền từ 7 tỷ đến 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

Mức 5: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 50 triệu đến 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Đối với cá nhân:

Khung 1: phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung 2: Phạt tiền từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm

Khung 3: Phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 

Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân:

Mức 1: Phạt tiền từ 200 triệu đến 500 triệu đồng.

Mức 2: Phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng.

Mức 3: Phạt tiền từ 2 tỷ đến 5 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

Mức 4: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mức phạt tiền

Mức 1: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.Mức 2: Phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.

Mức 3: Phạt tiền từ 2 triệu đến 4 triệu đồng.

Mức 4: Phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng.

Mức 5: Phạt tiền từ 6 triệu đến 10 triệu đồng.

Mức 6: Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

Mức 7: Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.

Mức 8: Phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng.

Mức 9: từ 40 triệu đồng đến 50 đồng. 

Mức 1: Phạt tiền từ 1 triệu đến 5 triệu đồng.Mức 2: Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.

Mức 3: Phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đồng.

Mức 4: Phạt tiền từ 40 triệu đến 75 triệu đồng.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Phân biệt Tội buôn lậu và Tội vận chuyển trái phép qua biên giới. Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất.mong.nhận.được.sự.hợp.tác!
Trân.trọng./.
—— Bộ.phận..vấn.pháp.luật – Công.ty.Luật.TNHH.Triệu.Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *