Chuyển nhượng quyền tác giả là một trong những hình thức của chuyển giao quyền tác giả. Khi chuyển nhượng quyền tác giả phải tiến hành thủ tục đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng mới có quyền lợi hợp pháp đối với tác phẩm đó. Bài viết dưới đây của Luật Triệu Phúc sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định về chuyển nhượng quyền tác giả
(Ảnh minh họa; Nguồn Internet)
1. Chủ sở hữu quyền tác giả
– Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu quyền tác giả gồm có:
– Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả;
– Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả;
– Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả;
– Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền;
– Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước;
2. Các quyền tác giả có thể chuyển nhượng:
Người yêu cầu là chủ sở hữu quyền tác giả có thể chuyển nhượng quyền tác giả cho tổ chức, cá nhân khác đối với các quyền sau đây:
– Quyền sử dụng quyền đặt tên cho tác phẩm.
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
– Quyền tài sản, bao gồm:
-
- Làm tác phẩm phái sinh
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép trực tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
3. Các quyền tác giả không được chuyển nhượng
Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân sau:
– Quyền đặt tên cho tác phẩm;
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
4. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
Hợp đồng chuyển nhượng bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
5. Một số lưu ý khi chuyển nhượng quyền tác giả
Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì:
– Việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu;
– Trường hợp có đông chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì người yêu cầu có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh thì vẫn được quyền chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền này chỉ được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về quy định về Chuyển nhượng quyền tác giả. Luật Triệu Phúc hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——