Quy định về quyền bề mặt theo Bộ luật dân sự 2015

Quyền bề mặt là một trong những quyền khác đối với tài sản bên cạnh quyền đối với bất động sản liền kề và quyền hưởng dụng. Vậy quyền bề mặt là gì? Quy định về quyền bề mặt như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý độc giả tham khảo bài viết dưới đây của Luật Triệu Phúc.

1. Quyền bề mặt là gì?

Điều 267 Bộ luật dân sự 2015 đưa ra định nghĩa quyền bề mặt như sau:

“Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.”

2. Hiệu lực của quyền bề mặt

Cụ thể tại Điều 269 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

– Quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

– Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thời hạn của quyền bề mặt

Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo Điều 270 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó:

– Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.

Ví dụ: theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông A thì thửa đất có thời hạn sử dụng là 50 năm. Như vậy, quyền bề mặt của các chủ thể có quyền cũng chỉ có thời hạn tối đa là 50 năm.

– Trường hợp thỏa thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng.

4. Nội dung của quyền bề mặt

Nội dung của quyền bề mặt được quy định tại Điều 271 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

5. Các trường hợp chấm dứt quyền bề mặt

Điều 272 Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp chấm dứt quyền bề mặt, cụ thể như sau: 

– Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết.

– Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một.

– Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình.

– Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật đất đai.

– Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.

6. Xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt

Theo Điều 273 Bộ luật Dân sự 2015, vấn đề xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt được quy định như sau:

– Khi quyền bề mặt chấm dứt, chủ thể quyền bề mặt phải trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền sử dụng đất theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

– Chủ thể quyền bề mặt phải xử lý tài sản thuộc sở hữu của mình trước khi quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp chủ thể quyền bề mặt không xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm dứt thì quyền sở hữu tài sản đó thuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản đó.

Trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản thì chủ thể có quyền bề mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.về quy định về quyền bề mặt theo Bộ luật dân sự 2015. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề.pháp lý.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *