Quy định về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo Bộ luật dân sự 2015

Quyền sở hữu đối với tài sản là một trong số những quyền cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Có những nguyên tắc cụ thể nào để xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản hay không? Bài viết dưới đây của Luật Triệu Phúc sẽ đề cập chi tiết các quy định về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo Bộ luật dân sự 2015. Kính mời bạn đọc tham khảo. 

đo đạc vừa gọi lại nên chị Thủy có lập nhóm

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015

1. Quyền sở hữu là gì? 

Điều 158 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền sở hữu như sau:

Điều 158. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”

Như vậy, quyền sở hữu bao gồm:

2. Quyền khác đối với tài sản là gì?

– Theo quy định tại Điều 159 Bộ luật dân sự 2015, Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.

– Quyền khác đối với tài sản bao gồm:

    • Quyền đối với bất động sản liền kề;
    • Quyền hưởng dụng;
    • Quyền bề mặt.

3. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Theo quy định tại Điều 160 Bộ luật Dân sự 2015, nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được quy định như sau:

4. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

– Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.

Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.

– Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Lưu ý: Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có liên quan quy định khác; Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc luật có liên quan quy định khác (Điều 162 Bộ luật Dân sự 2015)

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về quy định về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo Bộ luật dân sự 2015. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *