Một trong những nguồn vốn có thể huy động để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh là tài sản chung của vợ chồng. Vậy pháp luật quy định thế nào về tài sản chung của vợ chồng được sử dụng để kinh doanh? Bài viết này của Luật Triệu Phúc sẽ giúp quý vị hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Một số văn bản khác theo hướng dẫn của Luật Triệu Phúc.
1. Những tài sản chung của vợ chồng
Theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ, chồng được xác định như sau:
“Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
-
-
Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.”
-
2. Quy định về tài sản chung của vợ chồng được sử dụng để kinh doanh
Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc tài sản chung của vợ chồng được đưa vào kinh doanh như sau:
“Điều 36. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh
Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.”
Như vậy, nếu hai vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào hoạt động kinh doanh thì người này sẽ được phép tự mình tiến hành các giao dịch liên quan đến tài sản chung đó và thỏa thuận phải được lập thành văn bản.
Tuy nhiên, việc đưa tài sản chung vào kinh doanh phải được sự đồng ý của bên còn lại. Nếu một bên tự ý sử dụng tài sản chung để đưa vào hoạt động kinh doanh thì giao dịch đó được coi là vô hiệu. Tòa án có thể tuyên bố vô hiệu và bảo đảm được quyền lợi của bên còn lại, tránh những rủi ro về tài sản chung. Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng trong việc quản lý và sử dụng tài sản chung.
3. Chia tài sản chung của vợ chồng được đưa vào kinh doanh khi ly hôn
Khi ly hôn, tài sản chung được đưa vào kinh doanh của vợ chồng sẽ được xử lý theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 64. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh
Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác”.
Như vậy, vợ chồng đưa tài sản chung vào hoạt động kinh doanh khi chấm dứt quan hệ hôn nhân thì một bên có quyền yêu cầu thanh toán phần giá trị tài sản mà họ được hưởng theo nội dung thỏa thuận các bên đã ký kết.
Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
– Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
– Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về tài sản chung.của vợ chồng.được đưa vào kinh doanh. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề.pháp lý.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——