Quy định về thay đổi, bổ sung thông tin trong giấy tờ hộ tịch của con nuôi

Thay đổi, bổ sung thông tin trong giấy tờ hộ tịch của con nuôi là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy có thể thay đổi, bổ sung những thông tin nào trong giấy tờ hộ tịch của con nuôi? Có thể thay đổi quê quán cho con nuôi không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý độc giả tham khảo bài viết sau của Luật Triệu Phúc.

Căn cứ pháp lý:

Luật Nuôi con nuôi 2010;

Luật Hộ tịch 2014;

Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 03 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;

Nghị định 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 03 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.

1. Có thể thay đổi, bổ sung thông tin trong giấy tờ hộ tịch của con nuôi?

Nhằm đảm bảo trẻ được nhận làm con nuôi có cuộc sống ổn định, không gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ, không gây nên sự phân biệt, đối xử giữa con đẻ và con nuôi, giữa anh em trong gia đình, khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 10. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi

Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:

[…]

2. Căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi và sự đồng ý của con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên, cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi họ, chữ đệm và tên của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về hộ tịch.

3. Việc bổ sung, thay đổi thông tin về cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”

Như vậy, sau khi có Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, trên cơ sở nhu cầu của cha, mẹ nuôi, cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện các thủ tục sau:

– Thay đổi họ, chữ đêm, tên của con nuôi;

– Bổ sung, thay đổi thông tin cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi.

1.1. Thay đổi họ, chữ đệm, tên của con nuôi

Khoản 2 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:

“Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi

[…]

2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

[…]”

Như vậy, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

Trường hợp Tòa án ra quyết định chấm dứt nuôi con nuôi thì con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi (khoản 5 Điều 27 Luật Nuôi con nuôi 2010).

1.2. Bổ sung, thay đổi thông tin cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi

Khoản 2 Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 quy định:

“Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch

[…]

2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.”

Như vậy, căn cứ vào Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi, con nuôi được thay đổi phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi.

Trường hợp phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh còn để trống, thì căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, công chức Tư pháp – hộ tịch ghi bổ sung thông tin của cha mẹ nuôi vào mặt sau Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi theo quy định.

Việc bổ sung, thay đổi thông tin về cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

2. Có thể thay đổi quê quán cho con nuôi không?

Khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cái chính hộ tịch

[…]

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”

Như vậy, nếu không có căn cứ xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch về thông tin quê quán của con nuôi thì việc thay đổi quê quán cho con nuôi không nằm trong phạm vi thay đổi hộ tịch.

Điều này có nghĩa là.những trường hợp đề nghị thay đổi hộ tịch.liên quan đến quê quán và dân tộc của con nuôi sẽ không được xem xét và giải quyết.

Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về một số quy định.về thay đổi, bổ sung thông tin.trong giấy tờ hộ tịch.của con nuôi. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong.nhận được.sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *