Quy trình đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là một trong những hoạt động kinh doanh rượu phổ biến hiện nay. Trong thực tế, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hoạt động bán rượu tại chỗ diễn ra tại các nhà hàng, quán ăn hay tại các địa điểm vui chơi giải thích khác. Hoạt động kinh doanh này cần phải tuân theo quy định của pháp luật, và phải đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại cơ quan có thẩm quyền. Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu về các quy định liên quan đến giấy đăng ký bán rượu tại chỗ thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

– Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu;

– Một số văn bản khác theo hướng dẫn của Luật Triệu Phúc.

1. Định nghĩa “bán rượu tiêu dùng tại chỗ”

Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm bán hàng.

Theo đó, việc bán rượu phục vụ rượu cho khách hàng tại địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như nhà hàng, khách sạn, quán ăn hoặc các cơ sở kinh doanh karaoke chính là hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

2. Đối tượng phải đăng ký bán rượu tại chỗ

Trước đây, Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải có giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

Tuy nhiên, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 4 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Theo đó, những thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn nhỏ hơn 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.

Như vậy, theo quy định mới, Chính phủ đã chính thức bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với những thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn nhỏ hơn 5,5 độ nhưng thương nhân vẫn sẽ phải làm thủ tục đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.

3. Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;

– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh;

– Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu;

– Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP;

– Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân phải tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ có các quyền và nghĩa vụ sau:

– Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;

– Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua,.bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp,.trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;

– Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP;

– Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu,.thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu.theo nội dung ghi trong giấy phép;

– Bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng.tại các địa điểm bán hàng của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép.

5. Hồ sơ đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ

– Giấy đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ;

(Mẫu Giấy đăng ký)

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có)

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh.của thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;

– Bản sao chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm rượu.(giấy phép phân phối rượu, giấy phép bán buôn rượu, giấy phép bán lẻ rượu,…)

6. Quy trình đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Bước 1: Nộp hồ sơ

– Thương nhân kinh doanh nộp hồ sơ về Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh.

– Hình thức nộp hồ sơ:

    • Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của cơ quan có thẩm quyền
    • Nộp qua đường bưu điện.

Bước 2: Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy đăng ký

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy đăng ký cho thương nhân.

– Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Luật Triệu Phúc hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *