Quyền tài sản là gì? Có được mua bán quyền tài sản không?

Quyền tài sản là một loại tài sản vô hình đặc biệt được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Vậy quyền tài sản là gì? Quyền tài sản có được mua bán không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.

1. Quyền tài sản là gì?

Quyền tài sản được quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Đồng thời, Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Như vậy, quyền tài sản cũng là một loại tài sản.

2. Có được mua bán quyền tài sản không?

Điều 450 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mua bán quyền tài sản như sau:

“Điều 450. Mua bán quyền tài sản

1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.

2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.”

Theo đó, quyền tài sản có thể được mua bán khi đảm bảo thực hiện những quy định sau:

Trường hợp mua bán quyền tài sản: bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.

Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ: bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản: là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.

3. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là gì?

3.1. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu được quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền sở hữu bao gồm:

– Quyền chiếm hữu;

– Quyền sử dụng;

– Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

3.2. Quyền khác đối với tài sản

Quyền khác đối với tài sản được quy định tại Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.

Quyền khác đối với tài sản bao gồm:

– Quyền đối với bất động sản liền kề;

– Quyền hưởng dụng;

– Quyền bề mặt.

4. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản. Theo đó:

– Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

– Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về vấn đề mua bán quyền tài sản. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong.nhận được.sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *