Quyền tự bào chữa của người bị buộc tội theo quy định pháp luật

Bào chữa là một thuật ngữ trong tố tụng. Tự bào chữa là quyền của người bị đưa ra xét xử. Cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu về quyền tự bào chữa của người bị buộc tội theo quy định pháp luật.

Tự bào chữa

1. Tự bào chữa là gì?

Tự bào chữa là quyền của người bị buộc tội được đưa ra các lập luận, chứng cứ và lý lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước tòa mà không cần sự trợ giúp của luật sư. 

Trong đó, người bị buộc tội có thể là người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo theo điểm đ khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

b) Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

c) Người tham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

d) Nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.

đ) Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

(…)”

Trong quá trình này, người bị buộc tội có quyền trình bày các tình tiết giảm nhẹ, phản biện lại các cáo buộc của bên công tố hoặc dùng các lý lẽ để chứng minh sự vô tội, và yêu cầu xét xử công bằng. 

Việc tự bào chữa yêu cầu người thực hiện phải hiểu biết về pháp luật và quy trình tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình một cách hiệu quả.

Tự bào chữa là việc người bị buộc tội tự đưa ra các chứng cứ và lập luận để tự bảo vệ mình khỏi những cáo buộc phạm tội.

2. Quyền tự bào chữa của người bị buộc tội được quy định thế nào?

Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa cho mình mà không cần nhờ đến luật sư theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:

“Điều 16. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự 

Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.

Quyền tự bào chữa của người bị buộc tội được thể qua các quyền cụ thể hơn như:

  • Bị cáo có quyền trình bày các lý lẽ, chứng cứ và quan điểm của mình trước tòa.
  • Bị cáo có quyền phản biện lại các cáo buộc và chứng cứ do bên công tố đưa ra.
  • Bị cáo có quyền yêu cầu tòa án xem xét các tình tiết giảm nhẹ và các yếu tố khác có lợi cho mình.
  • Bị cáo có quyền tự mình hoặc thông qua người khác thu thập các chứng cứ có lợi cho việc bào chữa.

Ngoài ra, pháp luật cũng cho phép người bị buộc tội có quyền được nhờ người khác bào chữa.

3. Người bị buộc tội có nên tự bào chữa cho bản thân không?

Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, người bị buộc tội hoàn toàn có thể tự bào chữa cho mình mà không cần đến luật sư. Tuy nhiên bị can, bị cáo chỉ nên sử dụng quyền tự bào chữa khi đã có đầy đủ các bằng chứng, chứng cứ, có khả năng lập luận logic, thuyết phục và am hiểu pháp luật.

Để đảm bảo an toàn pháp lý cho chính mìnhkhuyến khích người bị buộc tội nên mời luật sư hoặc người có chuyên môn pháp lý vững vàng để hỗ trợ. Bởi lẽ, việc tự bào chữa có thể dẫn đến nhiều hậu quả không đáng có như: 

  • Lời khai của người bị buộc tội có thể liên tục thay đổi do tâm lý sợ hãi, sợ tội khiến cơ quan điều tra cho rằng bị cáo không thành khẩn khai báo; 
  • Không am hiểu pháp luật, không có khả năng lập luận logic, không có đủ bằng chứng, chứng cứ gây khó khăn khi tự bào chữa cho chính mình và làm ảnh hưởng đến tiến độ điều tra, truy tố, xét xử của chính cơ quan tiến hành tố tụng,… 

Như vậy, người bị buộc tội vẫn có thể sử dụng quyền tự bào chữa nếu có đủ căn cứ thuyết phục quan tòa giảm án hoặc chứng minh bản thân vô tội. 

4. Tự bào chữa có cần đăng ký bào chữa không?

Bị can, bị cáo không mời luật sư mà tự mình bào chữa thì không cần phải đăng ký thủ tục bào chữa. Bởi thủ tục đăng ký bào chữa chỉ áp dụng với trường hợp bị can, bị cáo mời người bào chữa. Cụ thể, nếu luật sư là người bào chữa thì theo Khoản 1 Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, luật sư phải đăng ký bào chữa. 

5. Trường hợp nào không được tự bào chữa? 

Bị can, bị cáo phạm tội mà mức hình phạt lên đến 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình hoặc họ là người bị các bệnh về thần kinh, suy nhược thể chất nghiêm trọng mà họ và người nhà không mời luật sư bào chữa thì họ sẽ không thể tự bào chữa cho chính mình. 

Trường hợp trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ định luật sư bào chữa cho họ theo quy định tại Khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì:

“Điều 76. Chỉ định người bào chữa

1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:

a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.”

Lưu ý: Bị can, bị cáo và người đại diện, người nhà của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa (Khoản 3 Điều 77 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015). 

Như vậy, bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc khi người bị buộc tội có vấn đề về thế chất, tâm thần mà không mời người bào chữa thì không được tự bào chữa mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ chỉ định người bào chữa cho họ. 

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về quyền tự bào chữa.  Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất.mong.nhận.được.sự.hợp.tác!
Trân.trọng./.
—— Bộ.phận..vấn.pháp.luật – Công.ty.Luật.TNHH.Triệu.Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *