Quyền tự bảo vệ khi bị xâm phạm sở hữu công nghiệp

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là.nhà nước và chủ văn bằng sở hữu công nghiệp sử dụng các phương thức pháp lý.để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình,.chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Trong đó chủ sở hữu công nghiệp có thể tự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình. Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau.

(Ảnh minh họa; Nguồn Internet)

Căn cứ pháp lý

        – Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

– Một số văn bản khác theo hướng dẫn của Luật Triệu Phúc.

1. Quyền tự bảo vệ khi bị xâm phạm sở hữu trí tuệ

Quyền tự bảo vệ khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

2. Nội dung đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;

– Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;

– Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;

– Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;

– Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);

– Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

– Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;

– Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có);

– Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm;

– Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;

– Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).

3. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

(Ảnh minh họa; Nguồn Internet)

Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải gửi kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm các tài liệu, chứng cứ sau đây để chứng minh yêu cầu của mình:

– Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu công nghiệp;

– Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

– Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình.

Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền thì phải kèm theo văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật.

4. Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm được nộp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm theo quy định (sau đây gọi là cơ quan xử lý xâm phạm).

– Trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác

    • Cơ quan nhận đơn hướng dẫn để người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết
    • Thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn.

– Trường hợp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm chưa đủ tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết:

    • Cơ quan xử lý xâm phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ;
    • Ấn định thời hạn hợp lý để người yêu cầu xử lý xâm phạm bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết.
    • Thời hạn: nhưng không quá ba mươi ngày kể từ ngày yêu cầu bổ sung

5. Từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm

 Trong các trường hợp sau đây, cơ quan xử lý xâm phạm từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm, có nêu rõ lý do từ chối:

– Hết thời hạn bổ sung tài liệu, chứng cứ mà người yêu cầu xử lý xâm phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý xâm phạm về việc bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật có liên quan;

– Hết thời hiệu xử lý xâm phạm theo quy định pháp luật;

– Kết quả xác minh của cơ quan xử lý xâm phạm cho thấy không có xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm;

– Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý xâm phạm.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về quy định về quyền tự bảo vệ khi bị xâm phạm sở hữu công nghiệp. Luật Triệu Phúc hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *