Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ly hôn xảy ra khi cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc, tình cảm vợ chồng không còn, mục đích hôn nhân không đạt được. Một trong những vấn đề cần giải quyết khi ly hôn chính là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn.

(Ảnh minh họa, Nguồn Internet)

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

– Bộ luật dân sự 2015.

2. Nội dung quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con sau ly khi hôn

2.1. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ về nhân thân của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn như sau:

2.2. Quyền và nghĩa vụ về tài sản

a) Quản lý tài sản riêng của con:

Điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác”.

Như vậy, quy định này đã ghi nhận quyền sở hữu riêng của con đối với tài sản. Với tư cách là chủ sở hữu tài sản, về nguyên tắc, theo quy định của pháp luật dân sự, con có đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu. Đó là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp chủ sở hữu không thể tự mình thực hiện các quyền này mà các quyền này phải được bảo đảm thực hiện thông qua tư cách của người đại diện. Luật Hôn nhân và gia đình quy định về quản lý tài sản riêng của con như sau:

Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con

1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.

b) Bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã mất năng lực hành vi dân sự:

Cha mẹ có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 599 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi của con gây ra của cha mẹ được xác định như sau:

– Con dưới 15 tuổi và con bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì trường học, bệnh viện, pháp nhân đó phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, cha mẹ sẽ không phải liên đới bồi thường. Trong trường hợp này, nếu trường học, bệnh viện, pháp nhân đó chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lý thì cha mẹ phải liên đới bồi thường. Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản riêng thì phải lấy tài sản riêng đó bồi thường phần còn thiếu.

– Con từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải liên đới bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Khi ly hôn mặc dù cha mẹ không thể cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con nhưng về bản chất nghĩa vụ và quyền của cha mẹ với con vẫn không thay đổi. Vì vậy, khi con gây ra thiệt hại thì cả cha và mẹ đều có trách nhiệm bồi thường theo quy định.

3. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể về các trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con. Theo đó, người trực tiếp nuôi con có thể bị thay đổi trong các trường hợp sau:

– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

Cha, mẹ, người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.hoặc Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án giải quyết việc.thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều.không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con.thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

 

Trên đây.tư vấn của chúng tôi.về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.đối với con.sau khi ly hôn. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề.pháp lý.

Rất mong.nhận được.sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *