Sáp nhập, chia, tách trường tiểu học

Trường tiểu học có những loại hình nào? Tên trường, biển tên trường tiểu học được quy định như thế nào? Trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, tách trường tiểu học được thực hiện ra sao? Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

  • Căn cứ pháp lý:

– Luật Giáo dục số 43/2019/QH14;

– Nghị định 125/2024/NĐ-CP.

Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet

1. Loại hình trường, lớp tiểu học

Điều 4 Luật Giáo dục quy định các lọa hình trường, lớp tiểu học như sau:

*Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.

a. Trường tiểu học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.

b. Trường tiểu học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

*Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt gồm:

a. Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học.

b. Lớp tiểu học trong trường phổ thông dân tộc bán trú.

c. Lớp tiểu học trong cơ sở giáo dục dành cho trẻ em khuyết tật.

d. Lớp tiểu học trong trường giáo dưỡng.

*Cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học: trung tâm học tập cộng đồng; lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật.

2. Quy định về tên trường, biển tên trường tiểu học

2.1. Tên trường gồm: trường tiểu học và tên riêng của trường. Tên trường được ghi trong quyết định thành lập trường, con dấu, biển tên trường và các giấy tờ giao dịch.

2.2. Biển tên trường:

a. Góc trên bên trái:

– Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) và tên đơn vị cấp huyện;

– Dòng thứ hai: Phòng giáo dục và đào tạo.

b. Ở giữa: ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này. Đối với điểm trường, tên điểm trường ghi dưới tên trường.

c. Dưới cùng: ghi địa chỉ, trang website (nếu có), địa chỉ email và số điện thoại của trường.

2.3. Tên trường và biển tên trường của trường chuyên biệt có quy chế về tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó.

3. Sáp nhập, chia, tách trường tiểu học

Điều 20 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định:

3.1. Yêu cầu, điều kiện

Trường tiểu học được sáp nhập, chia, tách khi bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Giáo dục. Cụ thể:

a. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch;

b. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội;

c. Bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo và người học;

d. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Ảnh minh họa. Nguồn từ Internet
Ảnh minh họa. Nguồn từ Internet

3.2. Thẩm quyền quyết định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường tiểu học.

a. Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách trường tiểu học (theo mẫu);

b. Đề án sáp nhập, chia, tách, trường tiểu học (theo mẫu);

c. Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với việc sáp nhập, chia, tách.

3.4. Trình tự thực hiện

a. Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường tiểu học công; lập); tổ chức, cá nhân (đối với trường tiểu học tư thục) gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ; hoặc chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường tiểu học trong trường hợp hồ sơ hợp lệ;

c. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách; lập báo cáo thẩm định để đánh giá tình hình đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;

d. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nếu đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc sáp nhập, chia, tách; nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường tiểu học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường tiểu học, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường tiểu học được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động giáo dục.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *