So sánh tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản

Tội cướp tài sản và cướp giật tài sản có gì giống và khác nhau? Cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản

1. Điểm giống nhau giữa tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản

1.1. Khách thể của tội phạm

Tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản đều xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

1.2. Mặt chủ quan của tội phạm

Cả hai tội đều thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Mục đích của cả hai tội phạm này là chiếm đoạt tài sản của người khác.

2. Điểm khác biệt giữa tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản.

2.1. Mặt khách quan của tội phạm

Tội cướp tài sản: Có 3 dạng hành vi khách quan sau:

– Dùng vũ lực: là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường là đấm, đá, trói… hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng…;

– Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là để dọa dùng tức khắc sức mạnh vật chất được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản hoặc những người khác nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.
– Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được: hành vi thứ ba này tuy không phải là hành vi dùng vũ lực nhưng có khả năng làm cho người bị tấn công không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt. Ví dụ như: hành vi đầu độc, hành vi dùng thuốc mê.

Tội cướp giật tài sản:

Khác với tội cướp tài sản, người thực hiện hành vi cướp giật tài sản không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc dùng hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được mà lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát.

Hành vi chiếm đoạt ở tội cướp giật tài sản có hai dấu hiệu để phân biệt với tội cướp tài sản, đó là:

  • Tính công khai của hành vi;
  • Không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc những hành vi khác khiến nạn nhân lâm vào tình trạng không thể kháng cự được.

2.1. Khách thể của tội phạm

Tội cướp tài sản: Xâm phạm quyền sở hữu tài sản và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe.

Tội cướp giật tài sản: Xâm phạm quyền sở hữu tài sản nhưng có thể có hoặc không xâm phạm quyền được bảo vệ tính mạng sức khỏe.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản. Luật Triệu Phúc rất hân hạnh đồng hành cùng Quý khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Rất.mong.nhận.được.sự.hợp.tác!
Trân.trọng./.
—— Bộ.phận..vấn.pháp.luật – Công.ty.Luật.TNHH.Triệu.Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *