Trong hoạt động của các doanh nghiệp, có không ít trường hợp bên nợ trốn tránh trả nợ. Khi đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng đây là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và muốn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bên nợ. Trên thực tế, đối với một số giao dịch liên quan đến tiền, tài sản thì ranh giới giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự rất mong manh. Trong bài viết dưới đây Luật Triệu Phúc sẽ phân biệt để làm rõ sự khác biệt giữa tranh chấp dân sự và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
1. Sự giống nhau giữa tranh chấp dân sự và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và hành vi trốn tránh thanh toán khoản nợ của bên nợ đều có những biểu hiện sau:
- Bên nợ có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hình thức hợp đồng vay, mượn, thuê, …; và
- Sau khi có được tài sản:
- Bên thu hồi nợ không thể liên hệ được với bên nợ và không biết nơi cư trú, làm việc, nơi ở hiện tại, hoặc địa chỉ trụ sở của bên nợ; hoặc
- Bên nợ không trả nợ mặc dù có khả năng trả; hoặc
- Bên nợ sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến việc không có khả năng trả nợ.
2. Sự khác nhau giữa tranh chấp dân sự và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Do sự giống nhau về những biểu hiện, yếu tố lỗi và việc xâm phạm đến quan hệ sở hữu nên doanh nghiệp thường hiểu lầm rằng có thể tố giác bên nợ tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, điểm khác nhau đầu tiên mà doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy để phân biệt đây là tranh chấp dân sự hay là tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là chủ thể.
Đối với tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chủ thể phạm tội chỉ có thể là cá nhân. Vì vậy, trường hợp bên nợ là cá nhân thì doanh nghiệp có thể cân nhắc tố giác tội phạm tại cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp bên nợ là doanh nghiệp, dù bên nợ cố tình che giấu địa chỉ hoạt động, các thông tin liên lạc hoặc cố tình không thanh toán dù có điều kiện thanh toán thì đây cũng không được coi là tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Để giải quyết trường hợp bên nợ là doanh nghiệp, bên thu hồi nợ có thể tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với người trực tiếp ký kết hợp đồng (thường là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp) hoặc người trực tiếp cầm, sử dụng tài sản của bên thu hồi nợ.
Thứ hai, cần hiểu rõ thế nào là “bỏ trốn”.
Thông thường,.khi không thể gọi điện cho bên nợ;.gửi văn bản, email, tin nhắn mà bên nợ không có phản hồi;.hoặc không biết nơi cư trú, làm việc của bên nợ, doanh nghiệp sẽ cho rằng bên nợ đã bỏ trốn.
Hành vi “bỏ trốn” để chiếm đoạt tài sản rõ rệt nhất là trốn khỏi địa phương,.thay đổi nơi cư trú;.hoặc có thể vẫn ở nơi cư trú nhưng dùng các hành vi để bên thu hồi nợ không thể liên lạc được như không nghe điện thoại,.không trả lời tin nhắn, thay số điện thoại;.mà không thông báo cho bên thu hồi nợ biết. Đây chính là hành vi bỏ trốn.
Nếu bên nợ đã thông báo cho bên thu hồi nợ về việc phải vắng mặt tại nơi cư trú,.trụ sở một thời gian thì việc vắng mặt này không được coi là bỏ trốn. Nếu bên nợ đã thông báo.nhưng sau đó lại có hành vi bỏ trốn như đã nêu trên thì sẽ trở thành một trong những yếu tố cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.