Mới đây, Quốc vương Thái Lan đã phê chuẩn Luật Hôn nhân mới của nước này. Với luật này, Thái Lan chính thức trở thành nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Vậy người Việt Nam sang Thái kết hôn đồng giới có được pháp luật Việt Nam công nhận hay không? Hãy cùng Luật Triệu Phúc tìm hiểu về vấn đề này.
(Người dân cầm theo biểu ngữ ủng hộ hôn nhân đồng giới tại buổi diễu hành tại Bangkok, Thái Lan ngày 1/6/2024. Ảnh: AP)
1. Thái Lan chính thức thông qua Luật công nhận hôn nhân đồng giới.
(Đám đông ăn mừng sau khi Thượng viện Thái Lan thông qua dự luật hôn nhân bình đẳng hồi tháng 6; Ảnh: Reuters).
Theo Công báo của Hoàng gia Thái Lan, ngày 24/9/2024, Quốc vương Vajiralongkorn đã phê chuẩn Luật hôn nhân mới, tại đây đã thừa nhận hôn nhân đồng giới.
Cụ thể, Đạo luật nêu trên được Quốc hội Thái Lan thông qua vào tháng 6/2024, Luật sẽ có hiệu lực sau 120 ngày kể từ khi được công bố trên Công báo Hoàng gia, đồng nghĩa với việc các cặp đôi đồng giới có thể bắt đầu đăng ký kết hôn hợp pháp từ ngày 22-1-2025.
Các nhà hoạt động ca ngợi đây là “bước tiến to lớn” khi Thái Lan trở thành quốc gia, vùng lãnh thổ thứ 3 ở châu Á mà các cặp đôi đồng giới có thể kết hôn, sau đảo Đài Loan và Nepal.
Luật hôn nhân Thái Lan hiện sử dụng các thuật ngữ trung lập về giới tính thay cho “đàn ông”, “phụ nữ”, “chồng” và “vợ”, đồng thời cấp quyền nhận con nuôi và quyền thừa kế cho các cặp đôi đồng giới.
2. Người Việt Nam có thể sang Thái để kết hôn đồng giới không?
Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài. Cụ thể như sau:
“Điều 34. Điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.”
Như vậy, người Việt Nam có thể đăng ký kết hôn tại các quốc gia đã công nhận việc kết hôn đồng giới.
3. Pháp luật Việt Nam có công nhận quyết định kết hôn đồng giới của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không?
Điều 439 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
“Điều 439. Những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
[…]
8. Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Từ dẫn chiếu quy định nêu trên,.có thể thấy,.trường hợp bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.thì bản án, quyết định này.sẽ không được công nhận.
Theo đó, quyết định kết hôn thuộc đối tượng được xem xét công nhận tại Việt Nam nhưng đối với trường hợp là kết hôn đồng giới thì sẽ không được pháp luật Việt Nam công nhận.
Trên đây.là tư vấn.của chúng tôi.về vấn đề người Việt Nam sang Thái.kết hôn đồng giới. Luật Triệu Phúc hân hạnh.được đồng hành.cùng quý khách hàng.trong việc giải quyết.mọi vấn đề pháp lý.
Rất mong.nhận được.sự hợp tác!
Trân trọng./.
—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——