Thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để kinh doanh. Vậy khi thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên cần thực hiện những thủ tục gì ? Ưu, nhược điểm của loại hình công ty này là gì? Mời quý khách hàng cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

(Ảnh minh họa, Nguồn Internet)

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Doanh nghiệp 2020;

– Các văn bản khác theo hướng dẫn của Triệu Phúc

2. Khái niệm Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp. Trường hợp thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn góp.

(Khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020)

(Ảnh minh họa, Nguồn Internet)

3. Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên

3.1. Thành phần hồ sơ: 

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành

3.2. Trình tự đăng ký thành lập

Bước 1: Nộp hồ sơ

Có thể chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ sau:

    • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
    • Nộp thông qua dịch vụ bưu chính đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
    • Đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số hoặc tài khoản Đăng ký kinh doanh

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

    • Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ 
    • Đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử: người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Trả kết quả

    • Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi văn bản thông báo cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ

(Ảnh minh họa, Nguồn Internet)

4. Đánh giá ưu nhược điểm

4.1. Ưu điểm

– Các thành viên của Công ty TNHH hai thành viên trở lên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp, nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.

– Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ, dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

4.2. Nhược điểm

– Không được phát hành cổ phiếu, dẫn đến việc huy động vốn của công ty bị hạn chế.

– Đối với một số trường hợp, do việc các thành viên chỉ chịu trách nhiệm theo phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp nên khiến cho nhiều đối tác và khách hàng không thực sự muốn hợp tác vì sợ rủi ro có thể xảy ra mà họ phải chịu.

 

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thủ tục thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Luật Triệu Phúc hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

—— Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Triệu Phúc ——

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *